X

Du lịch bụi Hong Kong (Trung Quốc)

Hồng Kông là một Đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra biển Đông ở phía Đông, Tây và Nam.

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc (cả Quảng Đông và Quan thoại)

Diện tích: 1.103 km²

Múi giờ: HK (UTC+8); mùa hè: HKT (UTC+8)

Đơn vị tiền tệ: $ Đô la (HKD)

Lịch sử

Từ Thời kỳ đồ đá cũ, vùng đất này đã có người sinh sống và đến thời Nhà Tần, nó được sáp nhập lần đầu vào Trung Hoa rồi được Nhà Đường và Nhà Tống sử dụng làm một trạm thương mại và căn cứ hải quân. Theo tài liệu lưu trữ, vào năm 1513, Jorge Álvares – một thủy thủ người Bồ Đào Nha – là người châu Âu đầu tiên đến đây. Mối liên lạc với Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được thiết lập sau khi Công ty Đông Ấn Anh thành lập một trạm buôn bán ở thành phố Quảng Châu gần đó.

Năm 1839, việc triều đình Nhà Thanh từ chối nhập khẩu nha phiến đã dẫn đến Chiến tranh Nha phiến giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh. Ban đầu đảo Hồng Kông bị các lực lượng Anh chiếm vào năm 1841 và đến cuối cuộc chiến chính thức được nhượng cho Anh theo Hiệp ước Nam Kinh. Anh đã thiết lập một Thuộc địa trực thuộc Anh (Crown Colony) với việc thành lập Thành phố Victoria một năm sau. Năm 1860, sau khi Trung Quốc thất bại trong Chiến tranh Nha phiến thứ 2, Bán đảo Cửu Long (Kowloon) phía Nam Phố Boundary và Đảo Stonecutter đã được nhượng vĩnh viễn cho Vương quốc Anh theo Hiệp định Bắc Kinh. Năm 1898, Nhà Thanh cho Anh thuê các đảo gần đấy và Đảo Lantau với thời hạn 99 năm, từ đó đảo có tên là Tân Giới.

Hồng Kông đã được công bố là một cảng tự do và có vai trò như một trung tâm xuất nhập khẩu (entrepôt) của Đế quốc Anh. Năm 1910, tuyến Đường sắt Cửu Long-Quảng Châu bắt đầu hoạt động với một ga cuối phía Nam ở Tsim Sha Tsui. Người Anh đã áp dụng hệ thống giáo dục Anh vào Hồng Kông. Người Hoa địa phương ít tiếp xúc với cộng đồng tài phán (tai-pan) người châu Âu giàu có định cư gần Victoria Peak.

Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật Bản đã xâm lược Hồng Kông như một phần của chiến dịch quân sự trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trận chiến Hồng Kông kết thúc với việc các lực lượng bảo hộ Anh và Canada giao nộp quyền kiểm soát thuộc địa này cho Nhật Bản ngày 25 tháng 12. Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông, người dân ở đây đã phải gánh chịu nạn thiếu lương thực do sự áp đặt khẩu phần gây ra và nạn siêu lạm phát do áp đặt tỷ giá của quân đội Nhật. Năm 1945, khi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục kiểm soát thuộc địa này sau thất bại của Nhật Bản trong cuộc chiến, dân số Hồng Kông còn khoảng 600 nghìn so với 1,6 triệu người trước khi Nhật xâm chiếm.

Dân số Hồng Kông phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh, khi một làn sóng dân nhập cư từ đại lục đến để tị nạn khỏi cuộc Nội chiến Trung Quốc đang diễn ra giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Với sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nhiều người nhập cư tìm đến Hồng Kông vì sợ sự ngược đãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều công ty ở Thượng Hải và Quảng Châu cũng chuyển đến Hồng Kông. Thuộc địa này đã trở thành nơi liên lạc duy nhất giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây khi chính quyền mới ở Trung Quốc tăng cường cô lập đất nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài. Thương mại với đại lục bị gián đoạn trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên khi Liên Hiệp Quốc đã ra lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc.

Ngành dệt và chế tạo đã phát triển với sự trợ giúp của sự tăng trưởng dân số và giá nhân công thấp. Khi Hồng Kông được công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế của Hồng Kông đã được thúc đẩy nhờ xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Mức sống tăng ổn định cùng với sự tăng trưởng công nghiệp. Việc xây dựng Shek Kip Mei Estate năm 1953 đánh dấu sự bắt đầu của chương trình public housing estate (khu chung cư công cộng). Hồng Kông bị phá hoại bởi những hỗn loạn trong các cuộc bạo loạn năm 1967. Những người cánh tả thân cộng sản, với cảm hứng từ cuộc Cách mạng Văn hóa ở đại lục, đã biến một cuộc tranh chấp lao động thành một cuộc nổi dậy bạo động chống lại chính quyền thuộc địa kéo dài cho đến cuối năm.

Được thành lập năm 1974, Ủy ban Độc lập chống Tham nhũng đã làm giảm mạnh mẽ nạn tham nhũng của chính quyền. Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khởi xướng một công cuộc cải cách kinh tế năm 1978, Hồng Kông đã trở thành một nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu cho đại lục. Một Đặc khu Kinh tế đã được thành lập năm sau ở Thâm Quyến, một thành phố nằm ở ngay phía Bắc của biên giới của đại lục với Hồng Kông. Nền kinh tế của Hồng Kông đã dần thay thế từ ngành dệt may và chế tạo bằng dịch vụ, khi các lĩnh vực tài chính và ngân hàng đã trở nên chiếm ưu thế ngày càng tăng. Sau cuộc Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, chính quyền Hồng Kông đã trải qua 25 năm xử lý vấn đề hồi hương người tị nạn Việt Nam.

Khi thời hạn cho thuê Tân Giới chuẩn bị kết thúc trong hai thập kỷ, chính phủ hai nước Trung Quốc và Anh đã thảo luận vấn đề chủ quyền Hồng Kông vào thập niên 1980. Năm 1984, hai nước đã ký Tuyên bố chung Trung-Anh, đồng ý chuyển chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố này quy định rằng Hồng Kông sẽ được quản lý như một đặc khu hành chính, được giữ lại các luật lệ của mình và một mức độ tự trị cao trong 50 năm sau khi chuyển giao. Do thiếu tin tưởng vào thỏa thuận này, nhiều cư dân của Hồng Kông đã chọn di cư khỏi Hồng Kông, đặc biệt sau Sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Luật Cơ bản của Hồng Kông, có vai trò như một văn bản hiến pháp sau cuộc bàn giao chủ quyền, đã được phê chuẩn năm 1990. Với sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh, Thống đốc Chris Patten đã đưa ra các cải cách về quá trình tự bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. Đổng Kiến Hoa đã nhậm chức Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đầu tiên.

Phương tiện đi đến Hong Kong

Máy bay là phương tiện phổ biến nhất để đến Hong Kong. Từ Việt Nam hành khách có thể bay với các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Cathay Pacific,…

Đi lại tại Hong Kong

Để đi lại tại Hong Kong du khách có thể đi taxi hoặc xe bus hoặc MRT

MRT ở Hong Kong

Để đi lại bằng MRT du khách cần dùng thẻ Octopus (giống Ezlink của Singapore), giống như một thẻ đa năng có thể dùng để trả tiền đi bus đi MTR, đi cáp treo Ngongpin, thanh toán hóa đơn trong các cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, thẻ Octopus còn được dùng để thanh toán trong siêu thị, một số điểm tham quan như, đi tàu cáp treo lên đỉnh Peak, lên Đài ngắm cảnh ở đỉnh Peak cũng được sử dụng Octopus dễ dàng. Du khách sử dụng thẻ Octopus khi thanh toán các dịch vụ thì sẽ rẻ hơn so với thanh toán bằng tiền mặt. Mua thẻ Optopus trị giá 150 HKD, trong đó giá trị sử dụng là 100$ HKD, 50 HKD là tiền đặt cọc mượn thẻ. Khi không dùng nữa thì trả lại thẻ, lấy lại tiên thừa + 50$ tiền cọc trừ 9$ phí giao dịch.

Xe bus ở Hong Kong

Bus ở Hong Kong được chia thành 2 loại: Thứ nhất là xe bus 16 chỗ, chạy rất nhanh. Thứ hai là loại bus thường thấy. Thông tin trên bus hầu như bằng tiếng địa phương, du khách khá bất tiện khi sử dụng. Du khách biết chắc chắn điểm đến của mình thì nên đi bus, có thể viết ra giấy nơi mình muốn đi để đưa cho tài xế.

Các tuyến xe bus chính ở Hong Kong

Island Line (màu xanh nước biển): là tuyến của đảo Hong Kong

Tsuen Wan Line (màu đỏ): là tuyến của bán đảo Cửu Long (Kowloon).

Tung Chung Line (màu vàng): là tuyến đi đến đảo Lautau, nơi có sân bay quốc tế, có Disneyland (ga Sunny Bay).

Đi từ Hong Kong qua Macau (Macao)

Tại Hồng Kông, có 2 bến tàu xuất phát đi Macao. Đó là China Ferry Terminal (Tsim Sha Tsui Station in Kowloon, cửa E) và Shun Tak In Sheung Wan. Có rất nhiều hãng tàu chạy tuyến này, nhưng nổi tiếng nhất là Turbo Jet, du khách có thể đặt vé online sau đó ra bến đổi thành vé thật để lên tàu. Cứ 30 phút lại có 1 chuyến đi Macao. Lợi thế của việc mua vé online là đảm bảo có chỗ, tránh mua vé Upper class đắt gần gấp đồi. Nếu bạn đến nơi rồi mới book vé online thì bạn nên dùng máy tính của khách sạn để book. Trang web TurboJet chỉ hỗ trợ trình duyệt Internet Explore và Firefox. Dùng trên điện thoại book ko được. Giá vé: Economy class: 166$, Upper class: 348$. Hành trình dài 75 phút. Nên có mặt trước giờ khởi hành 1h.Cho phép mang theo hành lý qua hải quan luôn. Không cần kí gửi hành lý. Nếu vẫn muốn kí gửi hành lý, đi cho nhẹ nhàng thì tới quầy gửi hành lý, đưa cái vé cho họ xem. Giá dịch vụ gửi hành lý: 20 – 30$/ 1 kiện hành lý (tuỳ độ to hay nhỏ). Lưu ý: chỉ được gửi hành lý trước 45 phút so với giờ khởi hành, sớm hơn nó ko nhận.

Khi qua đến Macao thì nên mua vé về liền Hong Kong. Từ arrival hall, đi lên tầng 1 (Departure) mua vé của hãng TurboJet. Nếu ngày khởi hành ko phải ngày hiện tại thì xếp hàng quầy “ Advance booking”. Khi book thì xác định rõ đi tuyến mấy giờ, ngày mấy, cầm thẻ credit card trong tay. Mua vé upper class thì được 1 set ăn miễn phí, ngồi trên cao, ghế ngồi to và đẹp hơn.

Khi mua vé từ Macau – HK airport thì hãy đến quầy vé chuyên bán tuyến này. Quày này được đặt riêng, ko cùng với các quầy bán vé thong thường khác.

Nhớ lấy hành lý trước khi rời khỏi cửa ra vào. Rất nhiều bạn đi ra ngoài rồi mới tìm chỗ lấy hành lý. Vì chỗ lấy hành lý cũng khó tìm, ko có hiện ra trước mắt như ở sân bay từ Macau, có thể mua vé về Hongkong station hoặc là Kalloon station.

(Bài viết có sử dụng thông tin của Chị Phương – Justgola)