Du lịch bụi Côn Đảo

Huyện Côn đảo là một huyện đảo trực thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa đại dương.

Khoảng cách: Côn Đảo cách Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km, cách cửa sông Hậu (Cần Thơ) khoảng 83km.

Tổ chức hành chính: Côn đảo chưa có đơn vị hành chính phường, xã, chỉ có các tổ tự quản.

Diện tích: Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 75,15km2, trong đó hòn đảo lớn nhất có diện tích 51,52km2 gọi là Côn Lôn hay Côn Đảo là trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị – xã hội của huyện. Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo: Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải; Hòn Côn Lôn Nhỏ, hay Hòn Bà, Phú Sơn; Hòn Bảy Cạnh, hay Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa; Hòn Cau, hay Phú Lệ; Hòn Bông Lan, hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong; Hòn Vung, hay Phú Vinh; Hòn Ngọc, hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa; Hòn Trứng, hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ; Hòn Tài Lớn, hay Phú Bình; Hòn Tài Nhỏ, hay Hòn Thỏ, Phú An; Hòn Trắc Lớn, hay Phú Hưng; Hòn Trắc Nhỏ, hay Phú Thịnh; Hòn Tre Lớn, hay Phú Hòa; Hòn Tre Nhỏ, hay Phú Hội; Hòn Anh, hay Hòn Trứng Lớn; Hòn Em, hay Hòn Trứng Nhỏ.

Dân số: Dân số Côn Đảo năm 2007 khoảng 5.847 người, mật độ dân số năm 2007 : 78 người/km2

Dân tộc:

Tên gọi
Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ “Pulau Kundur” nghĩa là “Hòn Bí”. Người Âu Châu phiên âm là “Poulo Condor”. Sử Việt thì gọi là “Đảo Côn Lôn” có thể cũng từ “Kundur” mà ra. Riêng tên tiếng Miên của đảo là “Koh Tralach”.

Lịch sử:
Cách Vũng Tàu 97 hải lý, Côn Đảo sừng sững trấn giữ vùng biển Đông Nam của Tổ quốc với những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng tiềm nàng giàu có của biển, của rừng. Nằm trên tọa độ 8o47’57” vĩ độ Bắc, 106o36′ kinh độ Đông, tổng diện tích là 76.71 km2, quần đảo mang tên ḥn đảo lớn nhất: đảo Côn Lôn với tên thường gọi là Côn Đảo
1702 đến 6-1783: Thực dân Anh chiếm đóng Côn Đảo, mộ dân xây đồn. Trấn thủ Trấn Biên Trương Phước Phan lập kế cho người trá hàng, trấn giữ đồn và phóng lửa đốt trại, đuổi thực dân Anh ra khỏi quần đảo giữ vững chủ quyền…
Tháng 6-1783: Nguyễn Ánh chạy ra đảo Côn Lôn, dự định kế hoạch lâu dài lập ra 3 làng: An Hảo, An Hội, Cỏ Ống.
1802-1838: Quần đảo Côn Lôn thuộc trấn Cần Giờ, trấn Gia Định. Trước khi người Pháp đến xâm lược Việt Nam, Côn Lôn thuộc tỉnh Hà Tiên.
1802: Nguyễn Ánh đă dùng Côn Lôn làm nơi giam giữ tù nhân.
1819: John White – người Mỹ đầu tiên đặt chân đến Côn Đảo.
1840: Minh Mạng lệnh cho các tổng đốc Vĩnh Long, Định Tường, Gia Định, Biên Ḥa và An Giang đưa người nghèo (không phải tù nhân) ra Côn Đảo lập nghiệp.
28-11-1861: Bonard – thủy sư đô đốc Pháp – hạ lệnh cho thông báo hạm Nogazaray đến chiếm đảo Côn Lôn.
1-3-1862: L.A.Bonard ra nghị định thiết lập nhà tù Côn Đảo – nhà tù đầu tiên của thực dân trên đất Việt Nam và cũng là một nhà tù lớn nhất Đông Dương.
Tháng 3-1862: Tàu cho chở 500 phạm nhân đầu tiên ra Côn Đảo.
16-5-1882: Tổng thống Pháp Jules Grévy kư sắc lệnh đặt quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
1933: Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Côn Đảo ra đời.
10-3-1945: Hai tàu chiến Nhật đổ một trung đội lính lên chiếm Côn Đảo
Tháng 8-1945, Đảo ủy đă lănh đạo 2000 tù chính trị giành chính quyền lại Côn Đảo. Ủy ban hành chính Nam bộ đưa tàu ra đón tù chính trị về, bổ sung vào các cấp lănh đạo quân – dân chính Đảng ở Nam bộ.
18-4-1946: Pháp trở lại chiếm Côn Đảo.
1954: Côn Đảo được gọi là vùng đảo Côn Sơn.
1956: Chính quyền Sài G̣n nâng cấp hải đảo Côn Sơn thành tỉnh Côn Sơn.
Tháng 4-1965: Sắc lệnh 75-NV của chính quyền Sài G̣n đă băi bỏ tỉnh Côn Sơn, đồng thời thiết lập ở đây một cơ sở hành chánh trực thuộc trung ương.
1970: Chính quyền Sài G̣n sáp nhập Côn Đảo vào tỉnh Gia Định.
1-5-1975: Chính quyền cách mạng ở Côn Đảo được thành lập.
4-5-1975: Ủy ban quân quản Côn Đảo được thành lập.
Tháng 5-1975: Thành lập tỉnh Côn Đảo.
Tháng 1-1977: Côn Đảo được sáp nhập vào tỉnh Hậu Giang.
Tháng 5-1979: Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo được thành lập, Côn Đảo trở thành một quận của đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, trực thuộc trung ương của nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1991: Côn Đảo trở thành một huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo Du lich Côn Đảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *