Singapore – quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á nằm phía nam của bán đảo Mã Lai, tiếp giáp tiểu bang Johor của Malaysia về phía bắc và đối diện đảo Riau của Indonesia về phía nam.
Diện tích: 692.7 km²
Dân số: Dân số Singapore năm 2009 khoảng 4.987.6000 người.
Tôn giáo: Singapore là một quốc gia đa tôn giáo. Có thể kể đến: Phật giáo, không tôn giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Đạo giáo, Ấn Độ giáo,…
Ngôn ngữ: Tiếng Trung Quốc, tiếng Mã Lai, tiếng Anh, tiếng Tamil.
Tiền tệ: Đôla Singapore (SGD)
Múi giờ: GMT + 8
Khí hậu
Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C (72°–88°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều.
Lịch sử
Tài liệu cổ đầu tiên bằng tiếng Trung Quốc cách đây 3 thế kỷ đã đề cập đến Singapore và mô tả nơi đây như là một “Pu-luo-chung” (“hòn đảo ở tận cùng bán đảo”). Vào thời đó, ít người biết đến lịch sử của hòn đảo này ngoài tài liệu mô tả sơ sài đã gây nên ấn tượng sai lầm về một quá khứ sôi động của Singapore. Vào trước thế kỷ thứ XIV, Singapore trở thành một bộ phận của đế quốc hùng mạnh Sri Vijayan và được biết đến dưới tên gọi là Temasek (“Thành phố Biển”).
Nằm tại mũi đất của bán đảo Malay, nơi gặp gỡ tự nhiên của các tuyến hải trình, Singapore từ lâu đã là nơi cập bến của nhiều loại tàu thuyền đi biển, từ những chiếc thuyền mành của người Trung Hoa, thuyền lớn của người Ấn Độ, thuyền buồm của người Ả Rập và thuyền chiến của người Bồ Đào Nha cho đến thuyền buồm dọc của người Buginese, một dân tộc sinh sống ở phía Nam của hòn đảo Sulawesi, Indonesia.
Vào thế kỷ thứ XIV, hòn đảo nhỏ nhưng có vị trí chiến lược này được khoác lên mình một cái tên mới là “Singa Pura” (“Thành phố Sư tử”). Theo truyền thuyết, khi đặt chân lên hòn đảo, vị Hoàng tử của đế quốc Sri Vijayan đã trông thấy một con thú mà Ngài nhầm tưởng là con sư tử nên đất nước Singapore hiện đại ngày nay có tên gọi là Thành phố Sư tử.
Người Anh đã đánh dấu một chương quan trọng tiếp theo vào câu chuyện lịch sử của Singapore. Vào thế kỷ XVIII, quân đội Anh xét thấy cần phải lập một “trung tâm phục hồi” chiến lược để tân trang lại tàu chiến, cung cấp lương thực và bảo vệ hạm đội của đế quốc đang lớn mạnh này, cũng như chặn trước các bước tiến công của người Hà Lan trong khu vực.
Đối lập với bối cảnh chính trị này, Ngài Stamford Raffles đã thiết lập Singapore trở thành một trung tâm thương mại. Chính sách mậu dịch tự do đã thu hút các thương nhân đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á và từ các nơi xa xôi như Hoa Kỳ và Trung Đông.Vào trước năm 1824, chỉ 5 năm sau khi sáng lập đất nước Singapore hiện đại, dân số của quốc gia này với vỏn vẹn chỉ 150 người đã tăng lên đến 10.000 người.
Vào năm 1832, Singapore trở thành chính quyền trung ương của những thuộc địa ở các eo biển Penang, Malacca và Singapore. Sự kiện khánh thành Kênh đào Suez vào năm 1869 cùng với sự xuất hiện của máy điện báo và tàu hơi nước đã nâng tầm quan trọng của Singapore như là một trung tâm phát triển thương mại giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây.
Vào thế kỷ thứ XIV, Singapore trở thành vùng chiến sự khi quốc gia này bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh giành bán đảo Malay giữa đế quốc Xiêm (Singapore bây giờ) và đế quốc Majapahit có căn cứ tại đảo Java. Năm thế kỷ sau đó, một lần nữa, hòn đảo này lại trở thành hiện trường của những trận chiến quan trọng trong Thế chiến thứ II. Singapore được xem như là pháo đài bất khả xâm phạm nhưng đã bị quân đội Nhật chiếm đóng vào năm 1942.
Sau Thế chiến thứ II, Sinagpore trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh chưa được độc lập. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã giúp Singapore giành được quyền tự trị vào năm 1959 và vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore trở thành một nước Cộng hoà độc lập.
Leave a Reply