Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai.
Mã vùng điện thoại: 0650
Biển số xe: 61
Tổ chức hành chính: Bình Dương có 7 đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thành phố (Thành phố Thủ Dầu Một), 2 thị xã (Thị xã Thuận An, Thị xã Dĩ An) và 4 huyện (Huyện Bến Cát, Huyện Dầu Tiếng, Huyện Tân Uyên, Huyện Phú Giáo).
Khí hậu
Khí hậu ở Bình Dương nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.
Diện tích: Diện tích tự nhiên 269.442,84 ha (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ).
Dân số: 1.727.154 người (31/12/2011), mật độ dân số khoảng 550 người/km2.
Thành phần dân tộc: Việt, Hoa, Khmer, Tày.
Lịch sử
Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Kỉnh (cử tên đọc là Cảnh) được cử vào Nam kinh lý, lập phủ Gia Định gồm hai huyện: Phước Long (kể từ tả ngạn sông Sài Gòn ra bờ biển Đông) và Tân Bình (kể từ hữu ngạn sông Sài Gòn tới sông Vàm Cỏ Đông).
Năm 1808, Phước Long được đổi thành phủ gồm bốn huyện: Bình An, Phước Chánh, Long Thành, Phước An; Tân Bình đổi thành phủ gồm bốn huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc.
Phủ Phước Lộc là địa bàn của dinh Trấn Biên sau đổi ra tỉnh Biên Hòa. Phủ Tân Bình là địa bàn của dinh Phiên Trấn sau đổi ra tỉnh Gia Định.
Ở buổi đầu khi mới khai hoang lập ấp, quy chế hành chính còn lỏng lẻo, “người 2 huyện” được phép sinh sống làm ăn xen kẽ nhau: người huyện Phước Long có thể sang lập nghiệp tại huyện Tân Bình, vì thế, trong huyện Tân Bình có tổng Phước Lộc và người huyện Tân Bình sang lập nghiệp bên huyện Phước Long, vì thế, trong huyện Phước Long có tổng Bình An. Sau này, Phước Lộc và Bình An thành huyện.
Huyện Bình An và huyện Bình Dương tuy thuộc hai tỉnh khác nhau, nhưng cùng ở hai bên bờ sông Sài Gòn (xưa gọi là sông Tân Bình) nên có nhiều mối quan hệ thân thiết họ hàng. Chỉ cần qua một khúc đò ngang là trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa được ngay. Hai bên còn gần nhau hơn nữa: về phía Bắc huyện Bình An, xứ Dầu Tiếng ở ngay tả ngạn sông Sài Gòn kể từ rạch Thị Tính tới biên giới Campuchia, đương thời thuộc địa phận huyện Bình Dương là địa phận tổng Dương Hòa Hạ-một trong sáu tổng của huyện Bình Dương (Dương Hòa Hạ, Dương Hòa Thượng, Dương Hòa Trung, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, Bình Trị Trung).
Năm 1832, toàn miền Nam chia thành sáu tỉnh.
Năm 1834, gọi Nam Kỳ là lục tỉnh: Biên Hòa, Phiên An (từ 1836 cải thành Gia Định), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Năm 1837, huyện Bình An chia ra hai huyện: huyện Bình An (Thủ Dầu Một) và huyện Ngãi An (Thủ Đức).
Năm 1841, huyện Bình Dương chia ra hai huyện: huyện Bình Dương (Sài Gòn) và huyện Bình Long (Hóc Môn, Củ Chi).
Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định. Sau khi kháng chiến thất bại, Huế phải ký hiệp ước 1862 nhượng cho Pháp ba tỉnh: Biên Hoà, Gia Định và Định Tường. Năm 1867, Pháp cưỡng chiếm nốt ba tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên rồi chia lục tỉnh cũ ra hai mươi tỉnh mới.
Pháp chia cắt lại địa phận và đặt tên cho các tỉnh mới lập (lúc đầu gọi là địa hạt anondissement). Pháp bỏ các mỹ danh hành chính cũ và dùng các tục danh nghe vừa thô, lại vừa lạ tai, như: tỉnh Chợ Lớn, Gò Công, Bà Rịa, Bến Tre, Sa Đéc, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá… lâu lắm rồi mới quen tai được! Dưới thời Pháp thống trị, hai bên bờ sông Sài Gòn là hai tỉnh Gia Định và Thủ Dầu Một. Tỉnh Gia Định nằm trên hữu ngạn gồm thêm quận Thủ Đức nằm bên tả ngạn (nguyên là huyện An Ngãi thuộc tỉnh Biên Hoà), tỉnh Thủ Dầu Một tựu trung nằm trên tả ngạn và trên địa phận huyện Bình An cộng với địa bàn tổng Dương Hòa Hạ (tức xứ Dầu Tiếng, nguyên thuộc Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định).
Leave a Reply