Sa Pa là một thị trấn vùng cao thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía Nam giáp huyện Văn Bàn, phía Đông giáp huyện Bảo Thắng, phía Tây giáp huyện Than Uyên và Tam Đường – tỉnh Lai Châu. Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu.
Khoảng cách:
Tổ chức hành chính: Toàn huyện có 17 xã và 1 thị trấn gồm: thị trấn Sa Pa, Xã Hầu Thào, Xã Bản Phùng, Xã Tả Phìn, Xã Nậm Sài, Xã Thanh Phú, Xã Sa Pả, Xã Lao Chải, Xã Trung Chải, Xã San Sả Hồ, Xã Thanh Kim, Xã Bản Hồ, Xã Sử Pán, Xã Suối Thầu, Xã Tả Van, Xã Bản Khoang, Xã Tả Giàng Phình, Xã Nậm Cang.
Khí hậu:
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau :
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40 C, nhiệt độ trung bình từ 18 – 200 C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 – 120 C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330 C vào tháng 4, ở các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 00 C (cá biệt có những năm xuống tới -3,20 C). Tổng tích ôn trong năm từ 7.500 – 7.8000 C. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.
* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong khoảng 1.400 – 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 – 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 – 40 giờ.
* Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 – 90 %, độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 % – 70 %. Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.
* Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 – 100 mm/tháng. Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.
* Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s. Ngoài ra huyện Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) cũng rất khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
* Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.
* Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 – 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Diện tích: 24,02 km²
Dân số: Dân số trung bình năm 2005 là 43600 người
Dân tộc: Sapa là nơi sinh sống của 7 dân tộc chính, gồm: H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xã Phó (Phù Lá) và Hoa. Trong đó người Mông chiếm 54,9%, Dao 25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộc khác.
Lịch sử huyện Sa Pa
Thời phong kiến, địa phận Sa Pa ngày nay thuộc Châu Thuỷ Vĩ, phủ Quy Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Đến thời Minh Mạng – nhà Nguyễn, Châu Thuỷ Vĩ được chia thành nhiều tổng, địa phận Sa Pa được tách ra lập tổng Hướng Vinh bao gồm 15 làng.
Sau khi chiếm được Sa Pa vào năm 1887, thực dân Pháp thực hiện mở mang khu vực Hùng Hồ – Sa Pa xưa thành nơi nghỉ mát. Họ đưa một số chủ thầu người Pháp như Hautefeuille, Lapiques, Anvaro cùng với lực lượng công binh Pháp và công nhân người Việt khai thác vật liệu xây dựng, đá, gỗ, cát… Huy động hàng ngàn thợ từ miền xuôi, hàng vạn lượt người dân địa phương đi phu và tù nhân ở nhà tù Sa Pa tham gia xây dựng.
Từ khi tỉnh Lào Cai được thành lập (12/7/1907), khu Sa Pa được hình thành gồm 2 xã Bình Lư và Hướng Vinh. Những năm thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Sa Pa đổi thành hạt, bao gồm 37 làng, một phố với 1020 hộ dân.
Đến năm 1915, đã có hai nhà nghỉ mát đầu tiên làm bằng gỗ do nhà chủ thầu Hautefeuille xây dựng. Sau đó là ba khách sạn lớn: Metropon, Pansipan, Hotel Đuy xang và hàng trăm biệt thự khác cũng được dựng lên phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp.
Khi khu nghỉ mát hình thành, cơ sở hạ tầng cũng được người Pháp xây dựng. Năm 1925 xây dựng trạm thuỷ điện Cát Cát, năm 1930 rải nhựa đường nội thị và đường Lao Cai – Sa Pa, hệ thống cung cấp nước sạch được xây dựng phục vụ khu vực thị trấn. Đồng thời hình thành khu dân cư Thị trấn Sa Pa. Ngoài người Việt còn có người Hoa, người Pháp, sau đó hình thành các tên phố như: Phố Khách, An Nam, Xuân Viên.
Đến năm 1943 Sa Pa đã có khoảng 200 biệt thự và nhà do người Pháp xây dựng, các vườn hoa, sân chơi, đồn điền cũng như các điểm du lịch như: Hang đá, Thác bạc, Cầu mây… (Tuy nhiên các biệt thự nghỉ mát, khách sạn và công sở đó không còn đến ngày nay vì hầu hết các công trình đó đã bị phá huỷ theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và cuộc chiến tranh biên giới năm 1979).
Ngày 9/3/1944, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra Nghị định thành lập Châu Sa Pa bao gồm 2 xã Mường Hoa, Hướng Vinh và khối phố Xuân Viên (Thị trấn ngày nay).
Năm 1948 Sa Pa được chia thành 3 xã: Sa Pa Chung, Mường Bo và Kinh Hoá (Sau còn gọi là Móng Và). Hoà bình lập lại, Sa Pa sắp xếp lại đơn vị hành chính chia thành 17 xã và một thị trấn. Mười tám đơn vị hành chính đó được giữ ổn định cho đến ngày nay .
Năm 1954 hoà bình được lập lại ở Miền Bắc, Sa Pa trở thành điểm nghỉ dưỡng của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động. Nhưng Sa Pa chỉ thực sự mở cửa trở lại với khách du lịch quốc tế từ năm 1992.
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Sa Pa luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, thành tích đó đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” năm 1998. Ngày nay mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Sa Pa sẽ vượt qua những thách thức để từng bước bứt lên, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lịch sử thị trấn Sapa
Nằm ở độ cao 1.500m trên lừng chừng núi, Sa Pa được biết đến từ năm 1901. Năm 1903, người Pháp cho xây dựng một bốt quân sự. Với khí hậu trong lành, mát mẻ, ngay từ ban đầu, người Pháp đã sớm xác định xây dựng Sa Pa trở thành khu an dưỡng phục vụ những Âu kiều không thích nghi được với khí hậu nhiệt đới. Năm 1913, khu nhà an dưỡng quân đội được xây dựng, hiện nay là khu cấp nước của thị trấn.
Năm 1909, khách sạn Chapa, nằm trên đường từ Sapa ra Lào Cai khánh thành. Từ năm 1914, với mục tiêu xây dựng một “kinh đô nghỉ hè” thực sự trên vùng núi miền Bắc Kỳ, theo hướng dân sự hoá. Cùng mùa hè năm đó, các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ xây dựng khi dinh thự nghỉ mát cao cấp và các khu nhà dịch vụ kèm theo đã được vận chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa. Khách lưu trú thường xuyên ở Sa Pa lúc bấy giờ là những viên chức người Pháp, nhưng cũng không nhiều: chỉ khoảng 50 người năm 1942. Năm 1914, khách sạn Fansipan được xây dựng. Năm 1932, một khách sạn sang trọng, Le Metropole – chính quốc với 50 phòng hạng sang và 10 phòng hạng đặc biệt được khai trương, nằm ở dưới chân núi Hàm Rồng hiện nay và tiếp giáp với hồ Sa Pa hiện nay.
Trong thế kỷ 19, Lào Cai là địa bàn tranh giành lẫn nhau của các băng đảng có vũ trang, trong đó có băng Cờ Vàng và băng Cờ Trắng. Các băng này cai quản con đường thông thương trên sông Hồng. Muối từ miền Biển Việt Nam, á phiện vùng Vân Nam, gạo giống mới, vải vóc, hàng hoá là những mục tiêu cướp bóc chính của chúng. Giữa những năm 1880 và 1886, trước khi người Pháp có mặt ở Lào Cai, khu vực tỉnh lỵ ngày nay liên tục hứng chịu những đợt tấn công tàn phá và chiếm đóng của những băng đảng khác nhau.
Sa Pa – vùng đất lịch sử có nhiều biến độngNhững biệt thự đầu tiên được xây dựng ở Sa Pa vào năm 1918, trên khu vực khách sạn Victoria hiện nay. Khoảng thời gian giữa năm 1924 và 1940, có khoảng 100 biệt thự nữa được xây lên, trong số này hiện nay còn thấy một vài dấu tích. Giữa năm 1924 và 1927, trị trấn nghỉ mát này được đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt; hệ thống điện chiếu sáng, sử dụng nguồn thuỷ điện sản xuất từ nhà máy thuỷ điện trung tâm, cạnh thác Cát Cát hiện nay vẫn còn đang vận hành tốt; và nhà dây thép (bưu điện) phục vụ các nhu cầu điện thoại, điện báo. Nhà thờ trung tâm thị trấn được xây dựng năm 1934. Cuối những năm của thập kỷ 30 (thế kỷ trước), Sa Pa phát triển đạt đến đỉnh cao nhất của mình; vào mùa hè, Sa Pa đón đến hàng ngàn khách Âu sống và làm việc ở Việt Nam bấy giờ lên đây nghỉ mát.
Tháng 3 năm 1952, hội đồng tham mưu trưởng quân đội Pháp ra lệnh dùng máy bay ném bom thị trấn. Dinh thự nghỉ mát Thống sứ, khu điều dưỡng, khu nhà hành chính và phần lớn các khách sạn, biệt thự và nhà nghỉ đều bị phá trụi trong trận bom ác liệt này. Cả thị trấn chìm trong hoang tàn đổ nát, mãi đến đầu những năm 60 mới dần hồi phục. Phải chờ đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Sa Pa mới có được bộ mặt phát triển với vóc dáng như ngày hôm nay.
Leave a Reply