Thanh Hóa nằm ở phía Bắc miền Trung Việt Nam, Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Mã vùng điện thoại: 037
Biển số xe: 36
Tổ chức hành chính: Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn, Thị xã Sầm Sơn, Huyện Bá Thước, Huyện Cẩm Thủy, Huyện Đông Sơn, Huyện Hà Trung, Huyện Hậu Lộc, Huyện Hoằng Hóa, Huyện Lang Chánh, Huyện Mường Lát, Huyện Nga Sơn, Huyện Ngọc Lặc, Huyện Như Thanh, Huyện Như Xuân, Huyện Nông Cống, Huyện Quan Hóa, Huyện Quan Sơn, Huyện Quảng Xương, Huyện Thạch Thành, Huyện Thiệu Hóa, Huyện Thọ Xuân, Huyện Thường Xuân, Huyện Tĩnh Gia, Huyện Triệu Sơn, Huyện Vĩnh Lộc, Huyện Yên Định.
Khí hậu
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
– Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 – 2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600 – 1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C – 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao .
– Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam.
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Diện tích: 11.131,9 km²
Dân số: Dân số tỉnh Thanh Hóa năm 2011 là 3.412.600 người. Mật độ: 307 người/km².
Thành phần dân tộc: có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.
Lịch sử
Thanh Hoá là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống. Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ Núi Ðọ (Thanh Hoá) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo ở Thiệu Dương (Thiệu Hoá), Ða Bút (Vĩnh Lộc),v.v.. Phát triển hơn nữa, nền văn hoá đồ đồng Ðông Sơn với trống đồng và các loại đồ đồng tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Ðông Nam á mà còn được cả thế giới biết đến. Mặt khác, Thanh Hoá còn có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả trong lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, mảnh đất này là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với những kỳ tích đó, Thanh Hoá được ví như hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, theo lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là mảnh đất ‘địa linh, nhân kiệt, đất đai màu mỡ, phì nhiêu…’. Cũng như nhiều vùng đất khác trên đất nước Việt Nam, trải qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm, Thanh Hoá cũng có những thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi.
Thời Lê – Nguyễn
Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hoá thuộc Hải Tây đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hoá; đến năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) đổi là Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo “Thiên Nam dư hạ tập” lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.
1) Phủ Thiệu Thiên gồm 8 huyện: Lương Giang, Ðông Sơn, Lôi Dương, Yên Ðịnh, Vĩnh Ninh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành và Bình Giang.
2) Phủ Hà Trung gồm 4 huyện: Tống Giang, Hoằng Hoá, Thuần Hựu và Nga Giang.
3) Phủ Tĩnh Ninh gồm 3 huyện: Ngọc Sơn, Quảng Xương, Nông Cống.
4) Phủ Thanh Ðô chỉ có 1 huyện là Thọ Xuân.
Thời Hồng Thuận (Lê Tương Dực 1509 – 1516), Thừa Tuyên Thanh Hoa lại đổi là trấn Thanh Hoa. Thời Lê Trung Hưng (1553 – 1788) gọi là nội trấn Thanh Hoa, sáp nhập thêm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của trấn Sơn Nam lệ vào trấn Thanh Hoa, gọi là ngoại trấn Thanh Hoa.
Thời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành, tách khỏi nội trấn Thanh Hoa. Tên “trấn Thanh Hoa” được giữ cho đến năm 1831. Năm Minh Mệnh thứ 12 lấy nội trấn làm tỉnh Thanh Hoa và ngoại trấn làm tỉnh Ninh Bình, tên tỉnh Thanh Hoa có từ đây.
Năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá – đánh dấu sự ra đời của tên tỉnh Thanh Hoá. Tỉnh Thanh Hoá thời Nguyễn Sơ (Gia Long – Minh Mạng) gồm 4 phủ; 20 huyện, châu, thủy cơ; 89 tổng; 1.645 xã, thôn, động, sở. Trong đó:
1) Phủ Hà Trung gồm 4 huyện: huyện Tống Sơn (huyện Hà Trung ngày nay); huyện Hoằng Hoá; huyện Phong Lộc (Hậu Lộc ngày nay) và huyện Nga Sơn.
2) Phủ Thiệu Thiên (đời Lê Quang Thuận gọi là phủ Thiệu Thiên, sau Gia Long đổi thành Thiệu Hoá) gồm 8 huyện: huyện Quảng Bằng (là phần đất của huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Thạch Thành (là phần đất Ðông Nam huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Thuỵ Nguyên (tương đương với phần đất Thiệu Hoá, một phần Thọ Xuân và Ngọc Lặc hiện nay); huyện Yên Ðịnh; huyện Lôi Dương (tương đương phần đất Thọ Xuân, Thường Xuân ngày nay); huyện Vĩnh Lộc; huyện Ðông Sơn; huyện Cẩm Thuỷ (tương đương phần đất huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước và một phần huyện Quan Hoá ngày nay).
3) Phủ Tĩnh Gia: đời Lê Quang Thuận là phủ Tĩnh Ninh, đến thời Trung Hưng vì kiêng huý của Lê Trang Tông nên đổi làm Tĩnh Giang, sau đổi làm Tĩnh Gia. Phủ Tĩnh Gia gồm 3 huyện: huyện Ngọc Sơn (tương đương với huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Nông Cống (tương đương với các huyện Nông Cống, Như Thanh và Như Xuân ngày nay); huyện Quảng Xương (tương đương với phần đất huyện Quảng Xương ngày nay).
4) Phủ Thanh Ðô: sách “Ðại Nam nhất thống chí” chép: “… Ðời Lý, đời Trần mới khai thác, cuối đời Trần là đất trấn Thanh Ðô… Ðời Lê Quang Thuận đặt làm phủ Thanh Ðô, lệ vào Thanh Hoá Thừa Tuyên, lãnh một huyện (Thọ Xuân miền núi) và 5 huyện, châu, thủy cơ”.
Từ năm Minh Mệnh thứ 2 đến năm Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925), bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá có thay đổi như sau:
1) Minh Mệnh thứ 2 (năm 1821) đổi phủ Thanh Ðô thành phủ Thọ Xuân.
2) Minh Mệnh thứ 7 (năm 1826) nhập huyện Lôi Dương vào phủ Thọ Xuân.
3) Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), đặt thêm phủ Quảng Hoá gồm 4 huyện là Vĩnh Lộc – Thạch Thành – Cẩm Thuỷ – Quảng Tế (bốn huyện này từ phủ Thiệu Hoá mà ra). Hợp nhất huyện Thọ Xuân (miền núi) vào châu Lang Chánh (huyện Thọ Xuân miền núi mất từ đây).
4) Minh Mệnh thứ 18 (năm 1837), đặt thêm châu Thường Xuân (lấy đất của các huyện Lôi Dương, châu Lang Chánh, huyện Nông Cống – châu Thường Xuân có từ đây).
5) Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đặt thêm huyện Mỹ Hoá (lấy đất ở huyện Hoằng Hoá và huyện Hậu Lộc), đặt phân phủ Hà Trung.
6) Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá, bỏ phân phủ Hà Trung. Huyện Hoằng Hoá kiêm luôn huyện Mỹ Hoá, (huyện Mỹ Hoá mất từ đây). Phủ Quảng Hoá kiêm thêm huyện Thạch Thành, huyện Quảng Tế và châu Quan Hoá. Phủ Thọ Xuân kiêm thêm châu Thường Xuân và châu Lang Chánh.
7) Thành Thái thứ 1 (năm 1889), huyện Thạch Thành kiêm luôn huyện Quảng Tế (tên huyện Quảng Tế mất từ đây).
8) Thành Thái thứ 5 (năm 1893) tách đất huyện Nông Cống (hai tổng Xuân Du và Lãng Lăng) đặt thành châu Như Xuân.
9) Thành Thái thứ 12 (năm 1900) đặt tri huyện Nga Sơn, tách huyện Thuỵ Nguyên đặt ra châu Ngọc Lặc. Huyện Thuỵ Nguyên nhập vào phủ Thiệu Hoá (tên huyện Thuỵ Nguyên mất từ đây).
10) Khải Ðịnh thứ 10 (năm 1925) đặt châu Tần Hoá (lấy đất 4 tổng của châu Quan Hoá là Thiết ống, Cổ Lũng, Sa Lung và Ðiền Lư).
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đổi tên châu Tần Hoá thành huyện Bá Thước. Cho đến sau năm 1954, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá gồm 21 huyện, thị xã (các tên phủ, châu đều đổi thành huyện).
Từ năm 1965 đến ngày 5-8-1999, sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá có 27 huyện, thị, thành phố với 633 xã, phường, thị trấn.
Thời Trần – Hồ
Trần Thái Tông (năm 1242) đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hoá phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông – năm 1397) đổi làm trấn Thanh Ðô. Trấn Thanh Ðô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là:
1) Huyện Cổ Ðằng: một phần đất huyện Hoằng Hoá ngày nay.
2) Huyện Cổ Hoằng: một phần đất huyện Hoằng Hoá ngày nay.
3) Huyện Ðông Sơn: là huyện Ðông Sơn ngày nay
4) Huyện Cổ Lôi: huyện Thọ Xuân và một phần đất huyện Thường Xuân ngày nay.
5) Huyện Vĩnh Ninh: là huyện Vĩnh Lộc ngày nay.
6) Huyện Yên Ðịnh: là huyện Yên Ðịnh ngày nay.
7) Huyện Lương Giang: là huyện Thiệu Hoá ngày. nay (dọc hai bờ sông Chu) cùng một phần đất của huyện Thọ Xuân thuộc tả ngạn sông Chu.
Ba châu bao gồm:
1) Châu Thanh Hoá gồm: huyện Nga Lạc (là huyện Ngọc Lặc và một phần đất huyện Thọ Xuân ngày nay); huyện Tế Giang (là vùng đất phía Tây huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Yên Lạc (là phía Ðông huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Lỗi Giang (là huyện Cẩm Thuỷ và Bá Thước ngày nay).
2) CHÂU ÁI gồm: huyện Hà Trung (phần lớn huyện Hà Trung và phía Tây thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Thống Bình (tương đương với huyện Hậu Lộc ngày nay); huyện Tống Giang (tương đương phía Bắc huyện Nga Sơn, Ðông Bắc huyện Hà Trung và phía Ðông thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Chi Nga (tương đương phía Nam huyện Nga Sơn ngày nay).
3) Châu Cửu Chân gồm: huyện Cổ Chiến (tương đương huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Kết Thuế (tương đương phía Bắc huyện Tĩnh Gia và phía Nam huyện Quảng Xương ngày nay); huyện Duyên Giác (tương đương phía Bắc huyện Quảng Xương, bao gồm cả Bố Vệ, ngày nay); huyện Nông Cống (bao gồm các huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và một phần huyện Triệu Sơn ngày nay).
Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hoá thành phủ Thiên Xương. Sách ‘Ðại Nam nhất thống chí’ chép: ‘Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm ‘tam phủ’ gọi là Tây Ðô’. Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hoá (năm 1407 – theo Ðào Duy Anh). Sách ‘Ðại Nam nhất thống chí’ cũng ghi: ‘Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hoá, lãnh 4 châu là Cửu Chân, ái Châu, Thanh Hoá, Quỳ Châu và 11 huyện’. Trong đó, 11 huyện là Yên Ðịnh, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Ðằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Ðông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi.
Thời Lý
Ðến thời Lý, năm Thuận Thiên thứ nhất, Canh Tuất (năm 1010), nhà Lý ‘đổi 10 đạo làm 24 lộ, Châu Hoan, Châu ái làm Trại’ (Toàn thư). Sách ‘Toàn Thư’ và ‘Cương Mục’ chỉ chép tên 12 lộ trong đó có Thanh Hoá lộ. Tên Thanh Hoá có từ đây (Tân Mão – 1111). Diễn Châu lộ, Thanh Hoá lộ (tức Hoan Châu và ái Châu trước kia) thuộc Trại để phân biệt với Kinh (là các lộ thuộc vùng Thăng Long).
Thời Ðinh – Lê
Thời Ðinh – Lê Thanh Hoá vẫn là ái Châu. Ðào Duy Anh có ghi: ‘Sử chép rằng: Ðinh Tiên Hoàng chia nước làm 10 đạo, hiện không rõ danh hiệu và vị trí các đạo là thế nào. Chỉ thấy sử cũ vẫn chép các châu đời Ðường như ái Châu, Hoan Châu, Phong Châu… thì biết rằng danh hiệu các châu đời Ðường bấy giờ vẫn được dùng’. Có lẽ, các huyện thuộc ái Châu vẫn giữ như cũ.
Thời Tùy – Ðường
Nhà Tùy (581 – 617) đặt tên cũ là quận Cửu Chân (đổi châu thành quận). Quận Cửu Chân đời nhà Tùy gồm 7 huyện: huyện Cửu Chân, huyện Di Phong, huyện Tư Phố, huyện Long An, huyện Quận An, huyện An Thuận, huyện Nhật Nam. Sau khi tiêu diệt nhà Tùy, nhà Ðường sắp xếp lại toàn bộ bộ máy hành chính và phân chia châu, quận. Năm Vũ Ðức thứ 5 (năm 622), nhà Ðường đặt Giao Châu đại tổng quản phủ để quản lĩnh 10 châu, trong đó có ái Châu Cửu Chân quận (tức Thanh Hoá). ái Châu đời Ðường gồm 6 huyện: huyện Cửu Chân, huyện An Thuận, huyện Sùng Bình, huyện Nhật Nam, huyện Trường Lâm và huyện Quân Minh.
Thời thuộc Hán – Tam Quốc – Lưỡng Tấn – Nam Bắc Triều (111 – 581)
Sang thời thuộc Hán (111 trước công nguyên – 210), đất Thanh Hoá ngày nay là một phần quận Cửu Chân, thuộc bộ Giao Chỉ. ‘Tiền Hán thư’ chép: quận Cửu Chân gồm 7 huyện là Tư Phố, Cư Phong, Ðô Lung, Dư Phát, Vô Thiết, Vô Biên, Hàm Hoan.
Sang thời Tam Quốc – Lưỡng Tấn – Nam Bắc Triều (210 – 581), theo Ðào Duy Anh dẫn Tấn thư: cuối đời Ngô (Tam Quốc – Ðông Ngô, năm Nguyên Hưng thứ nhất), Ðào Hoàng xin ‘tách đất Cửu Chân mà đặt huyện Cửu Ðức’. Quận Cửu Ðức tách ra là huyện Hàm Hoan đời Hán, phần đất tương đương với Nghệ An ngày nay. Như vậy, quận Cửu Chân cuối thời Tam Quốc là phần đất tương đương với Thanh Hoá ngày nay. Quận Cửu Chân thời Tam Quốc – Lưỡng Tấn – Nam Bắc Triều bao gồm 7 huyện: huyện Tư Phố, huyện Di Phong, huyện Trạm Ngô, huyện Sùng Bình (theo Ðào Duy Anh, 2 huyện Kiến Sơ, Phù Lạc sáp nhập thành huyện Sùng Bình ở cuối đời Ðường), huyện Thường Lạc, huyện Tùng Nguyên, huyện Quân Minh.
Thời Hùng Vương
Nước Văn Lang chia làm 15 bộ, trong đó có bộ Cửu Chân. Bộ Cửu Chân trong nước Văn Lang thời các vua Hùng là miền đất rất khó xác định địa giới rành mạch, có thể bao gồm Thanh Hoá, một phần đất Nghệ An và một phần đất phía Nam Ninh Bình ngày nay.
Thời thuộc Pháp
Thời thuộc Pháp, tỉnh Thanh Hoá thuộc quản lý của triều đình Huế, có dinh công sứ Pháp bên ngoài Hạc Thành; trong thành có các chức quan đầu tỉnh là tổng đốc, bố chánh và án sát, dưới có các quan phủ và huyện, tri châu, dưới nữa là chánh tổng, lý trưởng, (lý trưởng là quan qun lý xã do dân bâù và được quan huyện thay mặt triều đình thừa nhận).
Thời thuộc Pháp, tỉnh Thanh Hoá thuộc quản lý của triều đình Huế, có dinh công sứ Pháp bên ngoài Hạc Thành; trong thành có các chức quan đầu tỉnh là tổng đốc, bố chánh và án sát, dưới có các quan phủ và huyện, tri châu, dưới nữa là chánh tổng, lý trưởng, (lý trưởng là quan qun lý xã do dân bâù và được quan huyện thay mặt triều đình thừa nhận). Số tổng, xã, thôn làng như cũ nhưng từ huyện trở lên thì gọn lại còn 5 phủ, 9 huyện, 5 châu ở miền núi và 1 thuỷ c phường tức là “tổng nổi” của dân chài lưới, đó là: – Phủ Hà Trung, phủ Thiệu Hoá, phủ Thọ Xuân, phủ Tĩnh Gia và phủ Quan Hoá. – Huyện Nga Sơn, huyện Nông Cống, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hoá, huyện Ðông Sơn, huyện Quảng Xương, huyện Cẩm Thuỷ, huyện Yên Ðịnh, huyện Thạch Thành. – Châu Thường Xuân, châu Ngọc Lặc, châu Lang Chánh, châu Quan Hoá, châu Như Xuân. – Một thủy cơ phường gồm 13 làng có chánh tổng đóng ở Bến Ngự – Lò Chum, TP Thanh Hoá. Năm 1925, Pháp và triều đình Huế cắt 4 tổng: Thiết ống, Cổ Lũng, Sa Lung và Ðiền Lư của châu Quan Hoá ra đặt thành một châu mới gọi là Tân Hoá; ngoài 4 tổng hay là 4 mường: mường Khô (Ðiền Lư), mường ống (Thiết ống), mường Khoàng (Cổ Lũng), mường Ai (Sa Lung) ra, Tân Hoá còn bao gồm mường Lau (Ban Công), mường Kỷ (Kỳ Tân), mường Ca Gia (Văn Nho) và mường Pa Khán (La Hán) nữa.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945
Chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà qui định dưới tỉnh chỉ còn huyện và xã cho nên không còn phủ và châu nữa, mặc dù các tên riêng vẫn như cũ. Riêng phủ Qung Hoá đổi thành huyện Vĩnh Lộc, châu Tân Hoá đổi thành huyện Bá Thước để kỷ niệm Cầm Bá Thước.
Như vậy, tỉnh Thanh Hoá gồm 9 huyện cũ cộng với 5 huyện do phủ đổi thành và 6 huyện do 6 châu đổi thành là 20 huyện và 1 thị xã tỉnh lỵ. Từ tháng 5/1954 qui định dưới huyện thì xã là cấp hành chính nhỏ nhất, các huyện đặt lại tên xã mới theo nguyên tắc lấy một chữ của tên huyện đặt trước hoặc sau tên cũ của xã hoặc làng, hoặc thôn thành tên xã như hiện nay, trừ một số huyện miền núi và riêng huyện Tĩnh Gia, Nông Cống thì không làm như vậy. Năm 1965, Chính phủ thành lập một huyện mới bằng việc tháp nhập 20 xã của Nông Cống và 13 xã của Thọ Xuân thành huyện Triệu Sơn. Năm 1977, Chính phủ quyết định sáp nhập các huyện: – Nga Sơn và Hà Trung thành huyện Trung Sơn, huyện lỵ là Lèn. – Thiệu Hoá (tả ngạn sông Chu) và Yên Ðịnh thành huyện Thiệu Yên, huyện lỵ ở Kiểu (xã Yên Trường). – Thiệu Hoá (hữu ngạn sông Chu) và Ðông Sơn thành huyện Ðông Thiệu, huyện lỵ ở Rừng Thông (xã Ðông Xuân). Từ năm 1981, Ðông Thiệu gọi là Ðông Sơn. – Ngọc Lặc và Lang Chánh thành huyện Lương Ngọc, huyện lỵ ở phố Cống (xã Ngọc Khê). – Vĩnh Lộc và Thạch Thành thành huyện Vĩnh Thạch, huyện lỵ ở phố Giáng (Vĩnh Thành). Năm 1981, Chính phủ lại tách các huyện Trung Sơn thành Hà Trung và Nga Sơn, Lưng Ngọc thành Lang Chánh và Ngọc Lặc, Vĩnh Thạch thành Vĩnh Lộc và Thạch Thành như cũ. Năm 1981, Chính phủ thành lập 2 thị xã mới là Bỉm Sơn và Sầm Sơn. Ngày 1/5/1994, tại Nghị định số 07/CP, Chính phủ quyết định thành lập thành phố Thanh Hoá trên cơ sở hành chính thị xã Thanh Hoá. Ngày 18/11/1996, Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Nghị định số 72/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện: – Huyện Quan Hoá chia thành 3 huyện: Quan Hoá, Quan Sn, Mường Lát. – Huyện Như Xuân chia thành 2 huyện: Như Xuân, Như Thanh. – 2 huyện Ðông Sơn và Thiệu Yên thành 3 huyện: Ðông Sơn, Thiệu Hoá, Yên Ðịnh. Ngày 6/12/1996, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có chỉ thị số 31 TC/UB thực hiện Nghị định 72/CP. Theo chỉ thị này, từ ngày 1/1/1997, các huyện chính thức hoạt động theo đn vị hành chính mới gồm 24 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố.
Leave a Reply