Ninh Thuận nằm ở khu vực Nam Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hoà; Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận; Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng; Phía Đông có bờ biển dài 105 km.
Mã vùng điện thoại: 068
Biển số xe: 85
Tổ chức hành chính: Tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố (Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) và 6 huyện (Huyện Bác Ái, Huyện Ninh Hải, Huyện Ninh Phước, Huyện Ninh Sơn, Huyện Thuận Bắc, Huyện Thuận Nam).
Khí hậu
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.
Diện tích: 3.358,3 km²
Dân số: Dân số của tỉnh Ninh Thuận năm 2011 là 569.000 người. Mật độ: 169 người/km².
Thành phần dân tộc: Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác.
Lịch sử
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc viết trong cuốn “Việt Nam những sự kiện lịch sử”, ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang (tiền thân của tỉnh Ninh Thuận ngày nay). Địa bàn tỉnh Phan Rang bao gồm: Phủ Ninh Thuận (hay còn gọi là Đạo Ninh Thuận, huyện Anh Phước, huyện Tân Khai, đều được tách ra từ tỉnh Khánh Hòa. Đặt Đà Lạt là đại lý hành chính của tỉnh Phan Rang.
Về tỉnh Phan Rang còn có một số Nghị Định của Toàn Quyền như sau:
Nghị định ngày 9-2-1913: xoá bỏ tỉnh Phan Rang: phần phía Bắc tỉnh Phan Rang sát nhập trở lại tỉnh Khánh Hòa; phần phía Nam sát nhập vào tỉnh Bình Thuận, đặt một địa lý hành chính tại Phan Rang và cho lệ thuộc tỉnh Bình Thuận.
Nghị định ngày 10-5-1914: phân chia địa lý Phan Rang thành hai khu vực: khu vực cho đồng bào thiểu số cư trú (tức hyện Tân Khai) vẫn để trực thuuộc tỉnh Bình Thuận, khu vực người Việt và người Chăm cư trú sát nhập vào tỉnh Khánh Hoà.
Nghị định ngày 5-7-1922: tách khu vực người Việt và người Chăm cư trú (theo Nghị Định ngày 10-5-1914) ra khỏi tỉnh Khánh Hòa để thành lập lại tỉnh Phan Rang; địa bàn tỉnh Phan Rang bao gồm: Phủ Ninh Thuận và một số huyện người Chăm cư trú (tức huyện An Phước). Tỉnh Phan Rang còn có tên gọi là tỉnh Ninh Thuận, do một Công sứ Pháp cai trị, bên cạnh đó còn có một quản đạo người Việt.
Leave a Reply