Núi Bà Đen
Núi Bà Đen là một thắng cảnh nổi tiếng của Tây Ninh, cao nhất vùng Đông Nam Bộ (986 m). Núi được cấu tạo bởi đá Granit, Granodionit… nên đỉnh khá nhọn và nền tương đối dốc với 3 đỉnh cao: Núi Bà 986 m, Núi Phụng 372 m và Núi Heo 335 m. Có thể thiết lập khu nghỉ dưỡng trên núi Bà Đen.
Tọa độ từ 106007’41” đến 106011’06” kinh độ Đông và 11021’06” đến 11024’ vĩ độ Bắc, nằm trên địa bàn thị xã, cách thị xã Tây Ninh 11 km nằm về hướng Đông Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 100 km về hướng Tây.
Giờ mở cửa: 24/24
Vé vào cửa:
Liên hệ:
Hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng với 27.000 ha mặt nước, 4.560 ha đất bán ngập, dung tích 1,5 tỷ m3 nước, với mực nước dao động từ 17 – 24 m; Hồ có tọa độ địa lý từ 11036’25” đến 11036’15” vĩ độ Bắc và 106010’49” đến 106029’07” kinh độ Đông trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, cách Thị xã Tây Ninh hơn 25 km về phía đông-bắc, cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 70km , Hồ có hình chữ V cao dần về phía Bắc. Hai bên nhánh của hồ về hướng Tây Bắc là núi Bà Đen, phía Đông Bắc là dãy Núi Cậu cao 350 – 500 m, là một quần thể du lịch đầy tiềm năng với hồ, rừng phòng hộ, kết hợp với các đảo lớn nhỏ; Ở đây có thể xây dựng khu du lịch sinh thái – thể thao – giải trí như: xây dựng sân golf, công viên nước, khu nghỉ dưỡng, khu săn bắn – câu cá, bãi tắm, khai thác các môn thể thao trên nước như thuyền, lướt sóng, lướt ván… Tây Ninh hiện đang qui hoạch tổng thể du lịch sinh thái Hồ nước Dầu Tiếng và kêu gọi đầu tư xây dựng để hình thành khu du lịch hồ Dầu Tiếng.
Tòa Thánh Tây Ninh
Tòa Thánh Tây Ninh thuộc huyện Hòa Thành được xây dựng từ năm 1936, có diện tích 1 km2 được khánh thành năm 1955, cách trung tâm thị xã 4 km về phía Đông với kiến trúc độc đáo mang màu sắc riêng của đạo Cao Đài, một di tích quốc gia đã được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng với những lễ hội truyền thống hàng năm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Thăm Chàng Riệc – Tây Ninh
Rừng Chàng Riệc nằm ở biên giới Việt Nam – Campuchia, cách TPHCM chừng 130km, trong đó hơn 20km là đường xuyên rừng. Nơi đây có một di tích đáng chú ý: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
Tw cục miền Nam (Căn Cứ Ban An Ninh Trung Ương Cục Miền Nam)
Di tích lịch sử văn hóa Căn cứ Trung ương cục Miền Nam là một “địa chỉ đỏ” về du lịch về nguồn và nổi tiếng về hệ sinh thái rừng. Căn cứ Trung ương cục Miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh hơn 60 km thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), cách biên giới Campuchia khoảng 3 km.
Di tích chiến thắng Tua Hai
Di tích thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nằm về hưóng Bắc cách thị xã Tây Ninh 7 km. Tại đây, đêm 25 rạng 26/01/1960, thực hiện Nghị quyết 15 TW theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân Tây Ninh đã tiến hành trận tập kích tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 ngụy tại Tua Hai – Trận đánh mở màn phong trào đồng khởi vũ trang toàn miền Nam đã đi vào lịch sử và trở thành một di tích lịch sử cách mạng.
Địa điểm chiến thắng Tua Hai được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số: 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993
Khu du lịch Long Điền Sơn
Long Điền Sơn là một khu du lịch mới đi vào hoạt động phục vụ du khách đến với Tây Ninh. Nằm trong phong cảnh hữu tình, nhà đầu tư đã xây dựng nên khu du lịch đậm nét truyền thống và bản sắc của làng quê và văn hóa Việt… Long Điền Sơn tọa lạc tại ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5 km. Mới đưa vào hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, khu du lịch đã được nhiều người biết đến và đã xuất hiện trong nhiều chương trình các tour đến Tây Ninh.
Đền Thờ Quan Lớn Trà Vong
Năm 1749 (Kỷ Tỵ), Triều Đình Huế cử ba anh em nhà họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, và Huỳnh Công Nghệ là các quan đại thần vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã của triều đình thực hiện việc di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh ở vùng đất biên cương.
Đền Quan lớn Trà Vong ở xã Mõ Công (Tân Biên)
Ngôi đền nằm cặp quốc lộ 22B gần trung tâm xã Mõ Công. Ngôi đền được nhân dân thường gọi là “Dinh ông lớn Trà Vong”
Cổng vào được xây theo hình chữ nhị 5m x 9m, gồm phần tiền đền và chính đền, mái ngói mũi, phần chính đền có hoành phi đề: “Quan lớn Trà Vong”, ở giữa bên trái đề:”Long phi niên Đinh dậu”, bên phải”Quan đại thần chuyển binh”bằng hán tự.
Đền quan lớn Trà Vong ở Suối Vàng
Đây là khu lòng chảo nằm sát chân núi Bà Đen, tương truyền đây là nơi tập luyện tập binh mã ngày xưa của quan lớn Trà Vong.
Đền xây dựng khá lâu, đến năm 1995 do mở rộng lộ giới tỉnh lộ 4, nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đền mới khang trang tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói, kiến trúc theo chữ hình tam. Đây là ngôi đền ông lớn Trà Vong lớn nhất hiện nay so với các đền hiện hữu thờ ông lớn Trà Vong trên đất Tây Ninh.
Ngôi đền ở xã Thái Bình
Đền toạ lạc tại ấp Cầy Xiêng xã Thái Bình (Châu Thành) cặp quốc lộ 22B, cách thị xã Tây Ninh chừng 5km về hướng Tây Bắc. Đây là ngôi đền còn giữ được phần hậu đền xây dựng cách nay trên 100 năm. Đền kiến trúc theo hình chữ tam, tường gạch, mái lợp ngói. Phần tiền đền 6m x 6m, hậu đền 3m x 3m.
Chánh đền thờ bài vị và tượng quan lớn cao 1m đứng đeo gươm trận uy nghiệm lẫm liệt.
Chùa Phước Lưu
Tọa lạc tại 259 quốc lộ 22, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng. Trước kia, chùa chỉ là một am nhỏ, đến năm 1900 mới hình thành chùa Bà Đồng. Phật tử thuộc phái Liễu Quán đã đóng góp xây lại ngôi chùa và đặt tên là chùa Phước Lưu. Trong chùa có tượng hộ PhápVương. Chùa đã nhiều lần được trùng tu và sửa chữa.
Tháp Chót Mạt
Khu đền tháp được xây dựng trên gò đất đắp cao giữa cánh đồng, ngày nay thuộc ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Ngôi tháp mang tên Chót Mạt được xây dựng khoảng thế kỷ 8 đã được Bộ VHTT công nhận di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.
Tháp Cổ Bình Thạnh
Tháp cổ Bình Thạnh nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, là một trong những kiến trúc tháp cổ quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc hậu nền văn hóa ÓC EO, có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ 8.
Di tích kiến trúc tháp Bình Thạnh được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.
Cửa khẩu Mộc Bài
Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia. Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là một cửa ngõ của Tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế ở Nam Việt Nam.
Cửa khẩu Xa Mát
Cửa khẩu Xa Mát là cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại, có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế.
Địa chỉ liên hệ:
– 235 Đường Cách Mạng tháng 8 Thị Xã Tây Ninh.
– Trung Tâm Thương mại Tân Lập.
(Liên hệ ĐTDĐ : 0913761972 của Ông Phạm Văn Sơn – Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa Khẩu Xa Mát).
Leave a Reply