Du lịch bụi Đà Lạt

Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên. Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng.

Khoảng cách: Đà Lạt cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 300km, cách Hà Nội khoảng 1481km.

Tổ chức hành chính: Thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường (Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12) và 4 xã (Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nungvà Trạm Hành).

Khí hậu:
Đà Lạt nằm trên độ cao hơn 1500m so với mực nước biển,bao bọc 4 phía là núi, khí hậu đặc trưng của miền núi,mát mẻ quanh năm nhiệt độ trung bình vào khoảng 20-24 độ.

Diện tích: 393,29 km².

Dân số: 211.696 người (2011)

Dân tộc: Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm…

Đi khi nào?
– Thời điểm du lịch Đà Lạt tốt nhất trong năm là từ tháng 11 cho tới tháng 4 năm sau vì thời gian này là mùa khô,khí hậu mát mẻ thoáng đãng,rất phù hợp cho những chuyến tham quan du lịch.
– Nếu các bạn đi vào thời điểm từ tháng 5 tới tháng 10 nên lưu ý vì thời gian này mưa nhiều,cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như dù,áo mưa hoặc mang thêm áo khoác vì nhiệt độ trong ngày có thể lạnh hơn,nhất là vào sáng sớm và bam đêm.

Tên gọi
Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó đoạn từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát.

Những người có công kiến thiết thành phố còn sáng tạo một câu cách ngôn khéo léo bằng tiếng La Tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem, có nghĩa Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe. Tác giả André Morval đã viết câu cách ngôn chiết tự này ở đầu một bài báo nhan đề Dalat: Cité de la Jeunesse với nội dung: “Những người khai sinh ra nơi nghỉ mát trên miền núi danh tiếng của chúng ta đã xác định một cách rất hợp lý những nét hấp dẫn và những đặc tính tốt bằng một câu cách ngôn ghép chữ đầu rất khéo léo để liền theo huy hiệu thành phố”.

Năm 1937, khi xây dựngchợ Đà Lạt mới thay cho ngôi chợ cũ bằng gỗ bị cháy, người ta đã đề dòng chữ Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem trên tường đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc.

Lịch sử
Đà Lạt, một thành phố trẻ trên Tây Nguyên, đã trở thành một địa danh rất quen thuộc với mọi người Việt Nam và du khách quốc tế.
Đà Lạt được coi là hình thành từ năm 1893, khi bác sĩ A. Yersin đặt chân lên thám hiểm cao nguyên Lâm Viên và nhờ đó ông có ý kiến hết sức thuyết phục khi Tồn quyền Đông Dương hỏi tìm một địa điểm vùng cao để xây dựng trạm nghỉ dưỡng. Từ đó, thành phố Đà Lạt dần hình thnh và đã trải qua không ít thăng trầm.

• Đà Lạt trước thế kỷ XX
Từ xa xưa, Đà Lạt và cả cao nguyên Lâm Viên là địa bàn cư trú của người Lạch, Chin, Srê thuộc dân tộc Cơ-ho.Cuối thế kỉ XIX, Đà Lạt vẫn còn là vùng đất xa lạ và “bất phục tùng”, trực thuộc đạo Ninh Thuận về mặt hành chính. Theo “ Đại Nam nhất thống chí” và một số tài liệu cổ, Đà Lạt trước thuộc huyện An Phước, sau đó thuộc Di Dinh thổ phủ.
Với nhiệm vụ tìm hiểu thượng lưu sông Đồng Nai, bác sĩ Paul Néis và trung uý Albert Septans có đến thăm một làng người Lạch-Bờ Nơ trên cao nguyên Lâm Viên ngày 16 tháng ba 1881 và ghi chép được nhiều số đo khí tượng và nhân trắc học cư dân trong vùng.Ngày 21 tháng 6 năm 1893, trong một chuyến thám hiểm vùng rừng núi ở Nam Trung Kỳ giữa biển Đông và sông Mê Công, đầu nguồn sông Đồng Nai và Xê Băng Can, bác sĩ Alexandre Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên.

Qua ghi chép của Yersin và thông tin hồi cố chúng ta có thể hình dung Đà Lạt và cao nguyên Lâm Viên thời bấy giờ chỉ có cư dân Cơ Ho (nhóm Lạch, Chil và Srê) và làng buôn của họ rải dài xuống tận Di Linh, Bảo Lâm, bao quanh họ là người Mnông ở phía bắc cao nguyên, người Raglai và Churu ở phía đông nam.Trên địa bàn Đà Lạt hiện nay ta cịn cĩ thể xác nhận ranh giới các buôn làng Lạch mang tên các dòng họ như: Bon Nơr, Bon Đơng, Kra Yanh, Lơ M’biêng ở phía Bắc, Bon Yô ở phía Đông, Đa Gut ở phía Tây và Tơ Wach phía Nam.

Năm 1897, P.Doumer giữ chức Toàn quyền Đông Dương. Tình hình Đông Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, tương đối yên bình. Các hoạt động vũ trang kháng Pháp bị lắng xuống từ sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1895), triều đình Huế chịu sự thao túng của khâm sứ người Pháp, ngân sách Phủ Toàn quyền thu từ các nguồn thuế của người bản xứ tăng nhanh.

Nhân một chuyến thăm một vài trạm nghỉ dưỡng vùng cao Ấn Độ, P. Doumer bắt đầu quan tâm đến việc tìm kiếm những nơi nghỉ ngơi như vậy cho người da trắng ở Việt Nam. Ngày 23/7/1897, trong thư gửi cho các khâm sứ, công sứ, ông nêu bốn điều kiện cần thiết cho một trạm nghỉ dưỡng: độ cao trên 1200 mét, nguồn nước dồi dào, đất đai canh tác được và khả năng thiết lập đường giao thông dễ dàng. Nhờ chuyến thám hiểm Lâm Viên năm 1893, Yersin đ đề nghị chọn Đà Lạt (Đan Kia bây giờ), khi ông nhận được thư riêng của viên Toàn quyền.

Cùng năm, P.Doumer cử một phái đoàn quân sự, dưới sự chỉ huy của đại úy Thouard, nghiên cứu con đường từ Nha Trang lên Lâm Viên. Sau 11 tháng làm việc, Thouard đã chứng minh không thể đi thẳng từ Nha Trang lên được Lâm Viên và phác thảo một con đường đi từ Phan Rang lên, như con đường hiện nay chúng ta vẫn đi từ Phan Rang lên Đà Lạt qua ngã Fimnom và cũng gợi ý xây dựng trực tiếp một con đường từ Sài Gòn lên.

Năm 1898, khi đoàn Thouard chưa kết thúc, các đoàn tiếp theo do Garnier, Odhéra, Bernard cùng tiến hành khảo sát con đường Phan Thiết – Di Linh – Đà Lạt. Missigbrott, một thành viên tùy tùng đoàn Thouard, đã ở lại sau chuyến khảo sát để lập vườn rau và chăn nuôi gia súc, tạo cơ sở cho trạm nông nghiệp và trạm khí tượng sau này.

Sau chuyến cng Bác sĩ Yersin lên Lâm Viên (3.1899) P.Doumer cịn phi tiếp đoàn làm đường từ Nại (gần bãi biển Ninh Chữ) lên Lâm Viên do đại úy Guynet chỉ huy. Lúc này từ “ Đà Lạt” mới chỉ là tên con suối chảy từ Học viện Lục quân qua hồ Xuân Hương đến thác Cam Ly. Mi sau này, khi E. Tardif cho in cuốn “Phi đoàn Lâm Viên” (La mission du Langbian, 1902) và đề nghị chọn Đà Lạt ngày nay thay Đan Kia- xã Lát, thì Đà Lạt dần dần trở thành địa danh nhiều người biết đến.

Ngày 1/11/1899 Toàn quyền Đông Dương kí nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng với thủ phủ là Di Linh và hai trạm Hành chính là Tánh Linh và Lâm Viên (đặt tại Đà Lạt bây giờ). Đó là tiền đề pháp lí đầu tiên cho việc hình hnh chức năng hành chính của Đà Lạt.

Đà Lạt giai đoạn sau 1900
Sau khi P. Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và trạm hành chính ở Lâm Viên, Champoudry được cử lên Đà Lạt bấy giờ với tư cách một “Thị trưởng” của vài chục cư dân. Trước khi về nước (1902), ông còn quyết định thành lập tuyến đường sắt Sài Gịn – Đà Lạt qua Phan Rang (1901). Kế hoạch lập thành phố trên cao theo Ông về Pháp, các công trình gần như bỏ dở, do khó khăn về đầu tư và trở ngại giao thông.

Trong báo cáo ngày 15/12/1901, kỹ sư A. D’André, thanh tra nông nghiệp, trạm trưởng trạm nông nghiệp Lâm Viên cho biế: với diện tích 16,670 ha, họ đã trồng thử nghiệm nhiều loại cây (Rau: măng tây, cà tím, xà lách, xà lách xoong, bắp cải, xúp lơ (cải bông), su hào, dưa leo, dưa chuột, hành tây, củ cải, cà rốt, củ cải đỏ (dền), đậu xanh, đậu Hà Lan, cần, cần (ngò) tây, cà chua, a-ti-sô.., cây ăn trái: táo tây, lê, đào, cam, chanh, ô liu, dâu tây..; cây lương thực: bắp, lúa mì, đại mạch, yến mạch, khoai lang, khoai tây…, cây công nghiệp: chè.

Về hoa, ông ghi nhận: “Năm nay, một số lượng tương đối lớn giống hoa được trồng thử. Tôi có thể kể: hoa hồng, cúc, cúc tím, dong riềng, bóng nước (balsamine), sen cạn (capucine), cô-cơ-li-cô, thược dược, mm sĩi, bất tử, forget-me-not (myosotis), phong lữ (granium), mĩng rồng (phlox), hoa tím (violette), cc l nhm (zin-nia), cc trắng (marguerite), cẩm chướng, cẩm nhung, á phiện, tư tưởng (pensée)…

Toàn quyền Paul Beau (nhiệm kỳ 1902 -1908) tiếp tục cử nhiều đoàn khảo sát: đoàn quân sự do tướng Beylié (1903), tướng Pennequin (1904), đại uý Bizar (1905) chỉ huy, đoàn y tế có bác sĩ Grall (1904), bác sĩ Vassal (1905)… Giai đoạn này có nhiều người tham gia khảo sát bị chết vì sốt rét, nên dự án bị lên án và thậm chí có ý kiến đề nghị huỷ bỏ.

Người Pháp còn cho tìm kiếm thêm địa điểm thay thế tại thung lũng sông Đa Nhim (Đơn Dương – Đức Trọng ngày nay) và trên cao nguyên Di Linh. Nhưng chính nhờ các đoàn khảo sát này mà người ta càng khẳng định chắc chắn hơn việc chọn Đà Lạt.

Ngày 05/1/1906, sau khi tham khảo ý kiến các đoàn khảo sát và theo đề nghị của bác sĩ Tardif, Hội đồng quốc phòng Đông Dương (gồm có viên Toàn quyền, Đại tướng Voyron, Thống đốc Nam Kì v Khm sứ Trung Kì) họp tại Đà Lạt và quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên làm nơi nghĩ dưỡng vì hội đủ điều kiện quân sự và vệ sinh, xác định vị trí Đà Lạt hiện nay thay cho Đan Kia.

Tuy vậy, cho đến hết nhiệm kỳ của Toàn quyền Klobukowski (1908 – 1910), mọi hoạt động chẳng tiến triển đươc bao nhiêu. Thị trưởng Champoudry cùng hội đồng thị xã của ơng trong giai đoạn này “không có một khoản ngân sách đáng kể, không có một sự trợ giúp nào cả”. Trong giai đoạn ngắn này cũng có vài sự kiện đáng lưu ý là trạm khí tượng từ Đan Kia chuyển về, xây dựng một lữ quán cho khách vãng lai, tiền thân của khách sạn Hồ (Hơtel du Lac) nay là chỗ Khách sạn Hàng Không; đường sắt Tháp Chàm – Xóm Gòn hoàn thành sau sáu năm xây dựng (1909) Thức ăn có thịt thú và rau rừng; thường xuyên phải chống với cọp beo.

Nhiệm kỳ kế tiếp của Toàn quyền Albert Sarraut mang lại cho Đà Lạt ít nhiều sinh khí. Sự đe doạ của Nhật Bản khiến Chính phủ Pháp nới rộng quyền hạn cho Toàn quyền, cho phép cai trị bằng những nghị định do chính ông ban hành. Chính sách của Sarraut căn cứ trên “nguyên tắc liên kết và sự thực thi chế độ bảo hộ một cách trung thực”. Ông còn cho phát triển ngành y tế, tổ chức lại giáo dục…và chỉ thị hoàn thành xây dựng các công trình đường sá lên Đà Lạt trước năm 1914.

Năm 1913, hoàn thành tuyến đường Phan Thiết-Di Linh; năm 1914, tuyến Di Linh- Đà Lạt. Đường sắt Phan Rang-Krongpha được đưa vào sử dụng cho phép sự buôn bán và đi lại giữa Đà Lạt và vùng xuôi phát triển. Đến năm 1915, từ Sài Gòn đi Đà Lạt có thể bằng hai con đường: Sài Gòn- Ma Lâm- Đà Lạt (354km) mất một ngày rưỡi và Sài Gòn – Phan Rang – Đà Lạt (414km) mất hai ngày.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, làn sóng người Âu đầu tiên lên Đà Lạt vì điều kiện khó khăn về quê hương trong những ngày nghỉ phép. Họ muốn đến nghỉ dưỡng ở Đà Lạt, một vùng khí hậu lý tưởng gợi nhớ quê hương. Đường sá lúc này khá thuận tiện. Điều đáng tiếc là cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Cơ sở hạ tầng về điện, nước chưa đầy đủ đã tác động đến du khách người Âu.

Bộ mặt Đà Lạt bấy giờ chúng ta có thể hình dung ra một số khu nhà vùng trung tâm dành cho người Pháp, như ở dọc đường Trần Phú có Tòa Đại biểu (nay là Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng) và Ngã năm trước đó (Cây xăng Kim Cúc) được lấy làm cột mộc số không. Trạm điều dưỡng ở đường Nhà Chung, trại lính đóng tại Thư viện Lâm Đồng, hay dọc hai bên suối Cam Ly (hồ Xuân Hương) có khách sạn Hồ (chỗ Khách sạn Hàng không), chợ ở Ấp Ánh Sáng).

Trại lính khác chỗ Khách sạn Hương Trà ngày nay và xa hơn là Nông trại Đan Kia (bên Hồ Đan Kia), hai trạm tiếp tế từ Phan Rang lên Đà Lạt: Trạm Hành và Trạm Bị. Khu vực cho người bản xứ (Kinh, Hoa, Thượng) được hình thành sớm nhất là dọc suối Cam Ly (Nguyễn Văn Cừ –Hoàng Diệu), Tân Lạc, Xuân Trường, Nông trai Đan Kia, và sau đó khu dân cư Cầu Quẹo (nay là khu vực Đường 3-2 và Phan Đình Phùng).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *