Du lịch bụi Campuchia

Campuchia (tên chính thức: Vương quốc Campuchia) là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Tây giáp với Thái Lan, phía Bắc giáp với Lào và giáp với Việt Nam ở phía Đông.

Thủ đô: Phnom Pênh

Ngôn ngữ: Tiếng Khmer, bên cạnh đó tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Việt vẫn có thể được sử dụng.

Tiền tệ: Riel (KHR). Tiền USD và VNĐ vẫn được chấp nhận ở một số nơi.

Múi giờ: Cùng múi giờ với Việt Nam GMT + 7

Điện thoại: 855

Khí hậu:
Có thể chia khí hậu tại Campuchia thành 4 mùa như sau:
.Từ tháng 11 dến tháng 2 năm sau là mùa lạnh khô.
.Từ tháng 3 đến tháng 5 là mùa nóng khô
.Từ tháng 6 đến thang 8 là mùa nóng ẩm.
.Từ tháng 9 đến tháng 10 là mùa lạnh ẩm
Vào mùa nóng, nhiệt độ có thể lên tới 35-37 độ C, mặc dù có thể không cảm thấy nắng qúa gắt. Vào mùa lạnh nhiệt độ giảm xuống dưới 20 độ C suốt cả ngày và vào ban đêm nhiệt độ duy trì ở mức trung bình 18 độ C. Giữa tháng 6 và tháng 10 có những đợt gió mùa Tây Nam thường kỳ, nhiệt độ hanh khô vào buổi sáng và mưa 1-2 tiếng vào buổi chiều.

Diện tích: 181,035 km2

Dân số: 14,701,717 triệu người (số liệu ước tính năm 2011)

Dân tộc: Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.

Lịch sử
Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.
Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi Campuchia, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.
Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.

• Khmer Đỏ cầm quyền
Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo nắm được chính quyền vào năm 1975. Họ chiếm thủ đô Phnom Penh và bắt đầu lùa dân ra khỏi thành thị vào tháng 10 năm 1974, PhnomPenh trở thành một thành phố chết – không có cư dân sinh sống. Trong thời gian này tiền tệ bị xoá bỏ và Khmer Đỏ thực hiện triệt để chính sách “tự cung tự cấp” – bài phương Tây và “quyết tâm xây dựng Xã hội Chủ nghĩa trong vòng 6 tháng”. Lao động khổ sai, bệnh tật, hành hình và “thanh trừng” đã làm khoảng hơn 1,7 triệu người đã chết trong khoảng thời gian 4 năm cải tạo xã hội của Khmer Đỏ (1975 – 1979). Và kể từ đó tên quốc tế của nước này là Kampuchea Dân chủ
Cuối năm 1978 sau khi chính quyền Pol Pot đem quân tấn công biên giới và giết hại thường dân Việt Nam thì Việt Nam đã tổ chức chiến dịch phản công và theo yêu cầu giúp đỡ của lực lượng thân Việt Nam ở Campuchia, họ đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7 tháng 1 năm 1979) và đưa quân tới sát biên giới phía tây với Thái Lan.
Việt Nam đã rút quân ra khỏi Campuchia trước kế hoạch (1990) và chính phủ tại Phnom Penh chấp nhận đàm phán với Chính phủ Liên hiệp ba phái Campuchia. Việc rút quân đội Việt Nam được hoàn tất ngày 26 tháng 9 năm 1989.

• Sihanouk trở về
Sau nhiều phen thương lượng, Hoàng thân Sihanouk đã trở về Phnom Penh ngày 23 tháng 11 năm 1991 sau 13 năm vắng mặt và một cuộc tuyển cử tự do được tổ chức năm 1993 dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc.
Chính phủ liên hiệp được lập sau bầu cử 1998 đem lại sự ổn định về chính trị, Khmer Đỏ không tham gia mà tiếp tục chống đối. Không có ai trong số các thủ lĩnh của Khmer Đỏ bị xét xử vì những tội ác diệt chủng mà họ đã phạm trong ba năm nắm chính quyền của họ.
Ngay sau đó, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia lật ngược tình thế: loại các thành phần hoàng gia chống đối rồi tiêu diệt, bắt giữ Khmer Đỏ. Hậu quả của thời kỳ Hoàng thân Sihanouk trở về là một số nơi rơi vào tình trạng vô chính phủ, nay đang được khắc phục.

• Thời kỳ Hun Sen
Campuchia mở của và thân thiện với thế giới, sớm gia nhập WTO. Tuy vậy, kinh tế và mức sống vẫn phát triển chậm. Một phần do điểm xuất phát quá thấp (gần như bằng 0 sau giải phóng 1979) và một phần do quyền lực thực tế của chính quyền chưa hoàn thiện.

Comments

  1. Đinh Cường says

    mình muốn tìm một hướng dẫn viên việt nam bên campuchia, hoặc du học sinh, để hướng dẫn đoàn tham quan việt nam về đi lại ăn nghỉ. mong mọi người giúp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *