X
    Danh mục: Tin tức du lịch

Cố đô Oudong Vùng đất bị lãng quên ở Campuchia

Dulichbui.org – Cố đô Oudong từng là kinh đô của đất nước Campuchia trong thời gian dài, là nơi chứng kiến nhiều vương triều khác nhau trong lịch sử đất nước. Ngày nay Oudong đã bị tàn phá rất nhiều và chỉ còn sót lại một số di tích. Tuy là vùng đất bị lãng quên trong bản đồ du lịch nhưng với những ai yêu thích tìm hiểu lịch sử và văn hóa của đất nước chùa tháp thì sẽ rất thích thú khi đến đây.

Cố đô Oudong

Đi như thế nào?

Cố đô Oudong là một trong những di tích lịch sử có giá trị bậc nhất tại đất nước Campuchia, địa danh này nằm ở giữa tỉnh Kandal và tỉnh Kompong Chhang. Đây là chứng nhân cho một thời kì phát triển cực thịnh của đất nước Campuchia thế kỉ 17 tới thế kỉ 19. Nó còn có tên gọi khác là Udong của nền văn minh Chân Lạp.

Udong có vị trí cách khoảng 35km với thủ đô Phnom Penh ngày nay về hướng Tây Bắc. Du khách sẽ mất khoảng 15 đến 20 phút để đi xe đến đây. Oudong hiện giờ đã trở thành một huyện trong tỉnh Kampong Speu của đất nước Campuchia; là nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Kandal,  thuộc về hướng Bắc của tỉnh Kampong Chhang và nằm về phía Tay, Tây Bắc của Phnom Penh trù phú.

Có ba cách để các bạn có thể đến với Oudong, cách thứ nhất và cũng là đơn giản nhất là thuê một xe ô tô có người lái, chi phí khoảng 50USD cả đi lẫn về, cách thứ hai là đi bằng tuk tuk, chi phí khoảng 25USD, cách thứ ba khó nhất là chia tiền taxi ở bến xe Sorya gần chợ trung tâm.

Giới thiệu cố đô Oudong

Cố đô Oudong còn được gọi là Oudong Meanchey, trong đó Oudong nghĩa là cao quý và Meanchey nghĩa là chiến thắng. Từ năm 1618 cho tới năm 1866 đây là ngôi nhà của rất nhiều vị vua bị lật đổ di chuyển từ cố đô Longvek bởi người Thái xâm lược. Ngọn núi chính ở đây chạy dọc theo hướng từ phía Đông Nam sang hướng Đông Bắc trong đó khúc giữa thấp xuống như hình yên ngựa.

Một số người Campuchia cho rằng nó có hình dáng giống như rắn thần Naga đang bảo vệ, dọc theo con đường số 5 dẫn vào Oudong sẽ có những bảng chỉ dẫn đến với làng Bạc, nơi làm nên những vật dụng cho vua và giới quý tộc sử dụng. Gần đó là khu vực lều dã ngoại dành cho người dân và du khách, cuối tuần thường có rất đông du khách đến đây nghỉ ngơi trong các cánh rừng rậm rạp.

Dưới chân núi là một đài tưởng niệm lớn chứa xương của hàng trăm di tích được khai quật tại đây trong khoảng thời gian diễn ra cuộc thảm sát của Khmer đỏ. Gần đó là bức tượng Phật đã bị phá vỡ tuy nhiên bàn chân vẫn còn nguyên vẹn. Phía trên đỉnh núi là một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều công trình khác nhau tuy nhiên phần lớn đã đổ nát.

Điểm nhấn tại đây là những tháp Gropa cao vút, trên đỉnh tháp có hình điêu khắc rất lạ mắt. Các tháp cao được xây dựng tương tự như cố đô Ayuthaya – Thái Lan và hiện nay các tháp hầu hết đều đổ nát. Người ta ra sức trùng tu nó bằng phương pháp theo chính phương pháp mà người Khmer đã từng làm là trùng tu hoàn toàn bằng thủ công với công cụ chính là ròng rọc để kéo các nguyên liệu cần thiết cho việc trùng tu.

Tại di tích Oudong hiện nay vẫn còn một số di tích tôn giáo quan trọng đang nằm trong danh sách đề cử làm di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Các di tích này bao gồm các mộ táng của những vị vua Khmer cũng như các hiện vật tôn giáo có niên đại hơn 100 năm.  Oudong rất nổi tiếng với bức tượng Phật lớn tuy đã bị hư hại trong cuộc giao chiến với quân đội Khmer đỏ.

Nguyễn Hải Vinh: Du lịch với tôi là đam mê, mê đi, mê chụp ảnh, mê tìm hiểu những phong tục tập quán, mê trải nghiệm những nét văn hóa khác lạ của mỗi vùng miền. Tôi thích nhất là được rong ruổi trên chiếc xe máy thân yêu của mình để mặc sức khám phá, hòa mình vào những chuyến đi. Nhưng điều tuyệt vời hơn là tôi muốn được chia sẻ, giới thiệu những hình ảnh đẹp, những trải nghiệm thú vị của mình với tất cả mọi người. Khi nào có dịp là đi, không chần chừ gì hết.