Dulichbui.org – Trong những năm qua, nhu cầu đi du lịch của du khách ngày càng tăng cao, nắm bắt được điều đó nhiều công ty du lịch đã đưa vào chương trình tour nhiều điểm tham quan mới, các làng nghề truyền thống là một trong những điểm được quan tâm.
Việc đưa vào chương trình tour các làng nghề truyền thống, vừa làm mới chương trình du lịch nhằm thu hút khách, vừa góp phần gìn giữ văn hóa làng nghề, và tạo ra thu nhập cải thiện kinh tế cho người dân địa phương.
Một số làng nghề được kết hợp phát triển du lịch
Làng hoa Tân Quy Đông – Sa Đéc
Làng hoa Tân Quy Đông hoạt động quanh năm nhưng bắt đầu nhộn nhịp từ giữa tháng 10 (dương lịch) cho đến tết Nguyên Đán, khi đó, các nghệ nhân bắt đầu thể hiện tài nghệ của mình với hoa. Đối với những ai yêu thích hoa thì nơi đây quả thật không nên bỏ qua, đặc biệt vào dịp tết. Ở đây, vào những ngày gần tết, chủng loại hoa ở đây tăng gấp trăm lần so với ngày thường.
Khi đến đây, bạn như lạc vào thiên đường hoa, nơi đâu bạn cũng bắt gặp những bông hoa tranh nhau khoe sắc dưới tiết trời xuân. Bạn còn được tận mắt xem những nghệ nhân thể hiện tài nghệ của mình trên những thân cây kiểng, được ngửi những mùi hương tỏa ra từ những vườn hoa, hòa huyện với hương vị bánh tét ngày tết… càng làm cho kỳ nghỉ tết của gia đình bạn trở nên ý nghĩa và vô cùng hạnh phúc!
Làng làm ngọc trai ở Hạ Long
Trải qua 40 năm gây dựng và phát triển trong lặng lẻ, ngày nay, du khách đã có dịp khám phá những điều bí ẩn thú vị tại làng làm ngọc trai ở Hạ Long. Không rầm rộ, không tấp nập như ngọc trai Phú Quốc, làng nghề ngọc trai ở Hạ Long thu hút khách đến tham quan là vì sự mới mẽ của nơi này, với những viên ngọc trai đẹp đến mê hồn người. Tại đây, du khách như được mỡ rộng kiến thức thêm với những thông tin vô cùng thú vị về nghề nuôi cấy ngọc trai.
Thời gian gần đây, các tour du lịch tham quan ngắm cảnh Vịnh Hạ Long đều có đưa du khách đi tham quan khu làng nghề nuôi cấy ngọc trai ở Vân Đồn – Hạ Long của Quảng Ninh. Vừa thưởng ngọan cảnh đẹp bậc nhất Việt Nam với phong cảnh mây trời biển cả, vừa khám phá cuộc sống làng nghề Việt Nam…. bạn nghĩ sao?
Làng rau Trà Quế ở Hội An
Yên bình, cuộc sống của bạn như chậm lại, đó là những gì bạn sẽ cảm nhận được khi đến với làng rau Trà Quế ở Hội An.
Làng rau trà Quế cách Đà Nẵng chưa đầy 20km, và nằm ở phía Tây Bắc phố cổ Hội An nổi tiếng. Khi đếm tham quan ngôi làng, bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi vẻ đẹp nơi đây. Điều đầu tiên bạn thấy sẽ là những vườn rau Quế được trồng ở khắp nơi trong làng, trên những luống rau đó là những người nông dân chân chất đang canh tác và sẵn sàng hướng dẫn bạn trở thành một nông dân thực thụ. Du khách còn được đạp xe tham quan làng trên những con đường betong trong mùi hương ngan ngát thơm nồng của các loại rau ngò, rau húng, rau diếp cá, đậm đà nhất vẫn là rau Quế, rau Quế được trồng phổ biến trong làng rồi cung cấp cho những vùng xung quanh. Ngoài ra, rau Quế cũng là nguyên liệu chính để chế biến trà Quế nổi tiếng ở đây.
Làng nghề làm tranh Đông Hồ
Khi nhắc đến tranh Đông Hồ thì ai ai cũng quen thuộc với làng tranh Đông Hồ (thuộc xã Sông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Mỗi bức tranh mang một ý nghĩa riêng của nó nhưng điều đặc biệt là, tất cả tranh Đông Hồ điều thể hiện mơ ước của người Việt Nam về một cuộc sống an lành ấm no sung túc (Tranh gà lơn, cá chép, đám cưới chuột,…..), Từ bao đời nay, tranh Đông Hồ đã đi vào cuộc sống người Việt Nam như một phần không thể thiếu. Nhất là mỗi dịp xuân về, người Việt Nam lại chuẩn bị những bức tranh Đông Hồ để treo trong nhà với mơ ước về cuộc sống tương lai thật sung tức, hạnh phúc ấm no, và thể hiện thứ vui chơi tranh tao nhã đầy tính xã hội.
Làng bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét không thể thiếu của mỗi gia đình trong những ngày tết ở miền Nam. Bánh tét được làm tùy theo công thức của mỗi nhà, tuy nhiên, nói bánh tết nỗi tiếng thơm và ngon có tiếng nhất miền Nam phải kể đến đó là bánh tét làng Trà Cuôn.
Làng bánh tét Trà Côn thuộc chợ Trà Cuôn, xã Kim Hòa huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh, cách Tp Trà Vinh 12km về hướng Đông Nam, nằm trên quốc lộ 53. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được hương vị ngày tết đậm đà nhất. Cách làm bánh của người dân nơi đây cũng khá công phu và tỉ mỹ qua từng công đoạn để tạo nên một cây bánh tét thơm ngon cho ngày tết. Du khách được thử bánh, được trải nghiệm cách làm bánh bởi người địa phương, đón tết cùng người địa phương,…vì thế khi du khách ra về, chác chắn hương vị ngày tết sẽ còn theo chân du khách đến cả đời không quên.
Làng hoa kiểng Cái Mơn – Bến Tre
Nếu có dịp về thăm thị trấn Cái Mơn – Bến Tre, bạn sẽ không khởi ngạc nhiên bởi sự đổi thay của nơi đây. Là một vùng nông thôn đậm chất nam bộ, Cái Mơn luôn mang đến cho du khách khi đặt chân lên đây một ngạc nhiên thú vị. Ngoài những vườn hoa với hàng trăm loại hoa được trồng phục vụ cho ngày tết, thì Cái Mơn còn là nơi nỗi tiếng khắp Việt Nam với nghề ươm, trồng, tạo dáng cây kiểng. Nơi đây là đầu mối cung cấp các loại cây kiểng với đủ loại hình thù như: nai, hươu, rồng, phượng, chim,…đi khắp các tỉnh miền nam và miền trung. Có thể nới, Cái Mơn là địa phương có nhiều nghệ nhân về cây kiểng nhất ở miền Nam. Du khách sẽ bắt gặp tính cách của người nam Bộ, của chính mình, hay những chuẩn mực đạo đức xã hội, con người, lẽ sống,…ngay trên chính hình thù các cây kiểng mà người nghệ nhân đã lồng ghép vào cho nó!
Ngắm hoa, tham quan và tìm hiểu các tác phẩm cây kiểng của nghệ nhân Cái Mơn, tận hưởng hương vị bánh trái miền quê ngày tết tại nơi mệnh danh là “Vương quốc cây cảnh”, chắc chắn bạn sẽ có một kỳ nghỉ tết vô cùng thú vị.
Làng dệt Mỹ Nghiệp
Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía nam, tại đây có một ngôi làng dệt thổ cẩm được xem là lâu đời nhất của vùng Đông Nam Á, đó chính là làng Chăm Mỹ Nghiệp.
Làng Chăm Mỹ Nghiệp không lớn lắm, phần lớn người Chăm dệt vải để phát triển kinh tế, nên còn được gọi là làng Dệt Mỹ Nghiệp. Điều đặc biệt ở đây là họ vẫn còn giữ được công thức dệt vải thủ công truyền thống từ xưa đến giờ, không có sự “can thiệp” của máy móc mà vẫn giữ nguyên gần như các công đoạn của quá trình dệt vải: hoa văn, màu sắc, chất liệu,….Con đường nhỏ sẽ đưa du khách đi sâu vào bên trong làng và sẽ ghé tham quan quầy trưng bày nhứng sản phẩm được làm từ bàn tay của các nghệ nhân ở đây. Công phu và tỉ mỹ đến từng chi tiết trên mỗi sản phẩm chắc chắn sẽ làm du khách cảm thấy thích thú và say mê. Nếu có thời gian, quý khách còn tham quan ngôi nhà của Nam danh ca Chế Linh nằm ngay trong làng dệt. Thật thú vị đúng không các bạn!
Làng gốm Bàu Trúc
Từ trung Tâm tp Phan Rang – Tháp Chàm, theo quốc lộ 1A về hướng nam khoảng 10km, đến thị Trấn Phước Dân, rẽ tay phải để vào làng Gốm Bàu Trúc. Tại đây, du khách sẽ không khở ngac nhiên và thích thú với nghề làm gốm ở đây.
Nghề làm gốm ở đây theo phương thức truyền thồng, không dùng máy móc, những sản phẩm làm ra có hoa văn và nét mỹ thuật vô cùng chuẩn xác.Với một chiếc bàn cố định, một khối đất sét (Cao lanh) và bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, bằng việc đi vòng quanh bên chiếc bàn, họ đã cho ra một sản phẩm rất đẹp mắt để tô đẹp cho quê hương cho đất nước. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những tác phẩm này xuất hiện trong các resort và khách sạn ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Một vùng đất được mệnh danh “nắng như ran, gió như phan” này đâu chỉ có nắng và gió, mà nó còn có những nghệ nhân luôn làm cho cuộc sống nở hoa ngay trên những vùng khô cằn nhất.
Leave a Reply