Du lịch bụi Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận nằm ở duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đông và Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.

Mã vùng điện thoại: 062

Biển số xe: 86

Tổ chức hành chính: Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện) bao gồm: Thành phố Phan Thiết (tỉnh lỵ), thị xã La Gi, huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tánh Linh, huyện Hàm Tân, huyện Đức Linh, huyện đảo Phú Quý.

Khí hậu:
Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
+ Nhiệt độ trung bình: 27,0 oC
+ Lượng mưa trung bình năm: 1.024 mm
+ Độ ẩm tương đối: 79%

Diện tích:
Tổng diện tích: 7.828 km²
Chiều dài bờ biển: 192 km
Diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²

Dân số: Dân số: 1.169.450 người (điều tra dân số 01/04/2009). Mật độ: 149 người/km²

Dân tộc: Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Giarai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa – thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường.

Biểu tượng của Tỉnh Bình Thuận
Biểu tượng chính thức của Tỉnh Bình Thuận, được công bố ngày 28/7/2005 theo quyết định số 47/2005/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận – những cái nhất
Hội đồng tư vấn Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam – VIETKINGS đã đưa ra quyết định chọn những kỷ lục Việt Nam tại Bình Thuận trong số 20 đề cử ban đầu. Đó là 9 kỷ lục:
1. Địa phương có resort, khách sạn nằm dọc biển nhiều nhất Việt Nam
2. Địa phương có diện tích trồng thanh long nhiều nhất Việt Nam
3. Phan Thiết: địa phương có thương hiệu sản xuất nước mắm đầu tiên tại Việt Nam
4. Chùa Phật Quang (Phan Thiết): ngôi chùa có mõ gia trì bằng gỗ lớn nhất Việt Nam
5. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lớn nhất Việt Nam
6. Đồi cát Mũi Né: đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam

Lịch sử
Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh lấy đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), chỉ còn để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại và đặt là Thuận Thành trấn, rồi lập Bình Thuận phủ vào năm 1697, lấy đất phía Tây Phan Lang lập hai huyện An Phước và Hòa Ða. Sau cải làm Bình Thuận dinh và lập các đạo Phan Lang, Phan Thiết, Ma Ly và Phố Hài…
Ðời Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827, Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Ðịnh. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1888, Ðồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Ðồng Nai Thượng sát nhập vào Bình Thuận. Năm 1905, phủ Di Linh cũng được trích thuộc về Bình Thuận.
Thời Pháp thuộc, năm 1904, khi cuốn Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư của anh hùng Phan Bội Châu chấn động cả nước, nêu cao tinh thần duy tân tự cường để cứu nước, thì tại các tỉnh miền Trung phần, những người có lòng với quê hương tìm cách phát động phong trào mở mang dân trí, phục hồi dân khí. Hai anh hùng Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp vào Phan Thiết, mở thư xã, diễn thuyết nhiều lân kêu gọi đồng bào ý thức tự cường, truyền bá tinh thần canh tân, phát triển công thương nghiệp. Phong trào Duy Tân khởi sự tại Bình Thuận sớm hơn mọi nơi. Trước năm 1975, tỉnh Bình Thuận có các quận Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Ða, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.

Những móc thời gian hình thành Tỉnh Bình Thuận
-Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành.
-Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm1694 đặt là Thuận Thành trấn.
– Năm 1697: Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ.
– Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa.
– Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ.
– Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ.
– Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa.
– Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận.
– Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.
– Trước năm 1975: Bình Thuận có 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.
– Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải.
Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991.
Bình Thuận bây giờ vẫn bao hàm cả Bình Tuy (huyện Hàm Tân bây giờ).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *