Du lịch bụi Cần Giờ

Sau 22 năm chủ động trồng cây gây rừng (1978-2000), với kết quả thần kỳ phủ xanh rừng trồng và nuôi dưỡng rừng tự nhiên tái sinh phát triển tốt trên toàn bộ diện tích đất bị hoang hóa do chất độc khai hoang, đạt qui mô là khu rừng ngập mặn được phục hồi lớn nhất Việt nam, Tổ chức Văn hóa-Khoa học-Giáo dục của Liên hiệp quốc ( MAB/UNESCO ) quyết định công nhận Cần giờ là KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI ngày21.01.2000, là thành viên thứ 368 của mạng dự trữ sinh quyển thế giới thuộc 91 nước. Đây cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở nước ta được thế giới công nhận với diện tích 75.740 hecta.

Tháng 12.2001 UBND Tp. HCM phê duyệt ” Dự án khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cân giờ ” chính thức trở thành khu bảo tồn thiên nhiên.( Tháng 09.2000 Khu du lịch Vàm sát bắt đầu tiếp đón khách tham quan trong và ngoài nước. Hai năm sau, tháng 07.2002, Tổ chức DU LỊCH THẾ GIỚI ( WTO ) công nhận Khu du lịch Vàm sát làmột trong 2 KHU DU LỊCH SINH THÁI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG của thế giới tại VN. Kdl Vàm sát là nơi có cánh rừng đẹp nhất, được bảo tồn tốt nhất theo công nhận này ).Về tổng thể, nhằm xác định lâu dài tầm quan trọng rừng bảo tồn trong công tác quản lý qui hoạch và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, rừng Cần giờ được phân chia thành 3 vùng. Sự phân vùng dựa trên nhiều yếu tố như địa lý, qui hoạch dân cư, qui hoach hạ tầng kinh tế xã hội v.v…3 vùng có quan hệ mật thiết với nhau.Vùng lõi : Diện tích 4.721 hecta, bao gồm các tiểu khu 3, 4b, 6, 11, 12, 13.Là vùng rốn rừng. Qui hoạch lâu dài nhằm bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái và đa dạng sinh động thực vật sống trong vùng. Bảo tồn thủy vực, các bãi bồi ven sông biển để tái sinh tự nhiên thực vật và động vật.

Vùng lõi không có hoạt động của con người trừ vài ngoại lệ như : giám sát, nghiên cứu khoa học, và cá biệt có thể cho cư dân địa phương tiếp tục duy trì các hoạt động khai thác truyền thống hoặc giải trí bền vững nhưng rất hạn chế qui mô.

Vùng đệm : Diện tích 37.339 hecta, gồm các tiểu khu 1, 2, 4a, 5, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24.Là vùng đệm trung gian , bao quanh vùng lõi, đãm nhiệm nhiệm vụ phòng chống các hoạt động có thể gây hại đến chức năng bảo tồn của vùng lõi. Là vùng không gian mở lớn hơn cho các loài thú hoang dãsinh hoạt.Cho phép hoạt động các lãnh vực như : duy trì sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái, giải trí, nghiên cứu khoa học về rừng và môi trường nhưng phải bảo tồn các quá trình tự nhiên và đa dạng sinh học.
Vùng chuyển tiếp : Diện tích 29.310 hecta.
Là vùng ngoài cùng, nơi có các cơ quan quản lý hành chính, khu dân cư, sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, sản xuất khác….
Là vùng có vai trò quan trọng duy trì các hoạt động kinh tế xã hội cho sự ổn định đời sống và phát triển của địa phương.Sử dụng đất, tài nguyên và dân sinh khu vực này cũng phải tương thích, hài hòa với mục tiêu bảo tồn khu dự trữ sinh quyển. Góp phần bảo tồn các loài thú hoang dã từ vùng đệm.Khu dự trữ sinh quyển có 3 chức năng :
1. Bảo tồn : bảo tồn tính đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái, loài, hệ gène di truyền.
2. Phát triển : Trên cơ sở giữ môi trường bền vững phát triển kinh tế.
3. Trợ giúp : Phụ trách các công việc nghiên cứu, giám sát, đào tạo, giáo dục về sự bảo tồn và phát triển bền vững cho nội vùng, cả nước và quốc tế.

(Trích dẫn từ Can gio Mangrove Biosphere Reserve)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *